phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn ? cho VD minh họa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vi ngữ
Vd: Vào một đêm mùa xuân
* câu rút gọn là câu khi nói hoặc viết,có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
Vd: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
bạn tham khảo nha
-Trong câu đặc biệt phần cấu tạo của câu không có chủ ngữ hay vị ngữ. Vì thế mà không thấy khôi phục cấu tạo chủ vị của chúng. Trung tâm của cú pháp luôn là từ và cụm từ.
-Trong câu rút gọn hai thành phần chủ vị đã bị lược bỏ đi. Điều này giúp cho câu trở nên ngắn gọn hơn. Tùy vào từng hoàn cảnh mà có thể xác định được các thành phần chủ vị có thể lược đi. Trong nhiều trường hợp thành phần chủ vị có thể được khôi phục lại.
Ví dụ như:
-“ Lại mưa! Cơn mưa to như trút nước”. Trong câu “Lại mưa” là câu đặc biệt, chúng không theo mô hình chủ vị. Các thành phần đó không thể khôi phục được.
-“Đi uống trà sữa không?” Đây là một câu rút gọn, câu hoàn chỉnh có mô hình chủ vị.
chúc bạn học tốt nha
Câu đặt biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ
Câu rút gọn là câu lược bỏ một số thành phần của câu,tạo thành CÂU RÚT GỌN,mục đích:
+Làm cho câu gọn,vừa thông tin được nhanh,vừa tránh lặp tuwfguwx đã xuất hiện trong câu đứng trước
+Ngụ ý hành động,đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người(lược bỏ chủ ngữ)
Cho xin cái nha bạn hiền.....
Đặt các câu đặc biệt:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 rồi. (bộc lộ cảm xúc).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (xác định thời gian, địa điểm).
– Gió. Mưa. Lạnh (liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).
Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
– Chức năng để gọi đáp.
– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.
- Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.
Ví dụ:
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.
Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.
Ví dụ:
- Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )
Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả.
* Giống nhau : có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ -> Ngắn gọn.
*Khác nhau:
a) Câu rút gọn:
-Về bản chất câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ - vị ngữ
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu.
- Có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần trong câu.
b) Câu đặc biệt:
- Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
-Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu.
- Không thể khôi phục lại được.