1.tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
2.tại sao khi thiết lập đường tàu hỏa,người ta phải để hở một khoảng nhỏ ở chỗ nối các thanh ray?
3.thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?
4.nêu đặc điểm và nhiệt độ trong quá trình nóng chảy?
5.tính xem 30oC, 37oC ứng với bao nhiêu oF
6.tại sao khi đun nc ta không nên đổ đầy ấm
7.hiện tượng nóng chảy là gì? hiện tượng đông đặc là gì
8. sự bay hơi,sự ngưng tụ là gì.tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào
9.tại sao khi mặt trời vừa mọc sương mù lại tan? xung quanh nhà ở người ta trồng cây xanh làm gì?
10.trong các chất rắn, lỏng và khí chất nào nở ra nhiều nhất chất nào nó ra ít nhất
rất mong sự giúp đỡ của m.n
1. để khi nhiệt độ tăng lên thì mái tôn dãn nở vì nhiệt sẽ không ảnh hưởng tới các chỗ khác.
2. làm như vậy để khi trời nóng, đường ray dài ra, do đó nếu không để khe hở, sự dãn nở vì nhiệt của đường ray bị ngăn cản, có thể gây ra lực rất lớn.
3. Thể tích của các chất tăng lên khi nhiệt độ tăng, giảm xuống khi nhiệt độ giảm.
4. trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi.
5. 30oC = 0oC + 30oC
30oC = 32oF+ (30x1,8)oF
30oC=32oF + 54oF = 86oF
37oC = 0oC + 37oC
37oC = 32oF + (37x1,8)oF
37oC = 32oF + 66,6oF = 98,6oF
6. vì nếu đổi đầy ấm sẽ xảy ra hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng -> nước sẽ tràn ra ngoài.
7. nóng chảy là hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. đông đặc là hiện tượng chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, ngược với hiện tượng nóng chảy.
8. bay hơi là hiện tượng chuyển từ thể lỏng sang thể khí, ngưng tụ là hiện tượng chuyển từ thể khí sang thể lỏng, ngược với sự bay hơi. tốc độ bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
9.khi mặt trời mọc,sương mù tan vì sương nhận được nhiệt từ mặt trời nên xảy ra hiện tượng bay hơi.
10. chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất.
nhớ cho mình tick nhé
một trong nhiều lí do là:để khi trời nóng,các tấm tôn dãn nở vì nhiệt ít bị ngăn cản hơn nên tránh đc hiện tg gây ra lực làm rách tôn lợp mái.