A.PHẦN LÍ THUYẾTCâu 1:Thế nào là văn nghị luận?Câu 2:Đặc điểm của văn nghị luận?Câu 3:Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?Câu 4:Thế nào là từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?Câu 5:Thế nào là câu rút gọn?Tác dụng?Cách dùng câu rút gọn?Câu 6:Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng của câu đặc biệt?câu 7:Tục ngữ là gì?Câu 8:Thành ngữ là gì?Câu 9:Thế nào là điệp ngữ?Có...
Đọc tiếp
A.PHẦN LÍ THUYẾT
Câu 1:Thế nào là văn nghị luận?
Câu 2:Đặc điểm của văn nghị luận?
Câu 3:Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?
Câu 4:Thế nào là từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?
Câu 5:Thế nào là câu rút gọn?Tác dụng?Cách dùng câu rút gọn?
Câu 6:Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng của câu đặc biệt?
câu 7:Tục ngữ là gì?
Câu 8:Thành ngữ là gì?
Câu 9:Thế nào là điệp ngữ?Có mấy dạng điệp ngữ?
Câu 10:Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt?
Câu 11:Em hãy nêu các bước tạo lập văn bản?
Câu 12:Thế nào là ca dao?
Câu 13:Luận điểm là gì
Câu 14:Luận cứ là gì?
Câu 15:Lập luận là gì?
Câu 16:Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy ohaafn?
Câu 17:Văn biệt cảm là gì?
Câu 18:Thế nào là văn bản nhật dụng?
Câu 19:Bố cục của bài văn biểu cảm gồm mấy phần?
Giúp Min với ạ!Thank trước <3
Câu 1:
+) Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
+) Mục đích: Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình
+) Bố cục 3 phần: Mở bài: giới thiệu khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận
Thân bài:
-Gồm luận điểm và luận cứ
Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ
Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
Kết bài:
+) Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận trên và bài học ý nghĩa.
Câu 2: So sánh:
1/ Thao tác lập luận giải thích:
– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
2/ Thao tác lập luận phân tích:
-Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
3/ Thao tác lập luận chứng minh:
– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
– Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.