Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ, một nhà cùng thânYêu nhau như thể tay chânAnh em hòa thuận, hai thân vui vầy.(Ca dao)Câu 1 (0,5 điểm. Bài ca dao được sáng tác theo thể thơ nào?Câu 2 (0,5 điểm). Câu “Yêu nhau như thể tay chân” sử dụng phép tu từ nào?Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong bài ca dao trên?Câu 4 (0,75 điểm). Từ “hòa thuận” trong câu “Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” có nghĩa là gì?Câu 5...
Đọc tiếp
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)
Câu 1 (0,5 điểm. Bài ca dao được sáng tác theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Câu “Yêu nhau như thể tay chân” sử dụng phép tu từ nào?
Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong bài ca dao trên?
Câu 4 (0,75 điểm). Từ “hòa thuận” trong câu “Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” có nghĩa là gì?
Câu 5 (0,75 điểm). Qua bài ca dao, ông cha ta muốn nhắn nhủ điều gì?
Câu 6 (1,0 điểm). Là một thành viên trong gia đình, em cần phải làm gì để thể hiện tình cảm với anh, chị (em) của mình? (khoảng 3 - 4 dòng).
Tham khảo:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
mạng này nhg hay mà nhỉ các bn cứ chép mik ké ha