K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017
STT
Kiểu
văn bản
Phương thức
biểu đạt
Ví dụ về hình thức
văn bản cụ thể
1
Văn bản tự sự
- Trình bày các sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
- Mục đích : Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình.
- Tác phẩm lịch sử
- Tác phẩm văn học nghệ thuật : truyện, tiểu thuyết, kí sự.
2
Văn bản miêu tả
- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.
- Mục đích : Giúp con người cảm nhận và hiểu đựơc chúng.
- Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3
Văn bản biểu cảm
- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.
- Mục đích : Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.
- Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn.
- Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.
- Tác phẩm văn học : thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí...
4
Văn bản thuyết minh
- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kếtquả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
- Mục đích : Giúp người đọc có trí thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng.
- Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá.
- Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.
- Văn bản trình bày trí thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội.
5
Văn bản nghị luận
- Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
- Mục đích : Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội.
- Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.
6
Văn bản điều hành (hành chính-công vụ)
- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay người lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ.
- Mục đích : Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật.
- Đơn từ
- Báo cáo
- Đề nghị
- Biên bản
- Tường trình
- Thông báo
- Hợp đồng
1. So sánh và tự rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu văn bản.
Gợi ý: So sánh trên từng đặc điểm: mục đích, nội dung, phương thức biểu đạt, các phương pháp sử dụng và yêu cầu về ngôn ngữ.
2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
Gợi ý: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ.
Gợi ý: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
Gợi ý: Kiểu văn bản là cơ sở. Một kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở.
Không thể đồng nhất giữa kiểu văn tự sự với thể loại văn học tự sự. Nhưng trong thể loại văn học tự sự, yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.Tương tự như vậy, kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình là khác nhau nhưng trong thể loại văn học trữ tình, yếu tố biểu cảm (bộc lộ tình cảm, cảm xúc) giữ vai trò chủ đạo.
Cũng có thể thấy đặc điểm này trong tác phẩm nghị luận. Người viết có thể sử dụng thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Các yếu tố này giúp cho việc triển khai, thuyết phục luận điểm.
5. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học.
Gợi ý: Tự sự, trữ tình, kịch, kí.
6. Mỗi thể loại văn học có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt không?
Gợi ý: Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học. Ví dụ: Tự sự (thể loại văn học) có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm… Văn bản thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
1. Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
2. Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt.
3. Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh là những phương thức không thể thiếu đối với việc làm văn. Rèn luyện kĩ năng làm văn, thực chất cũng là rèn luyện sử dụng miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh trong những tình huống cụ thể.
14 tháng 4 2017

MIK THANKS NHƯ NGỌC CHANNEL

14 tháng 4 2017
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhớ và ghi lại tên của các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học.
Gợi ý: Xem lại phần mục lục (cần thiết kiểm tra lại từng bài cụ thể) để ghi lại tên từng văn bản cho chính xác, đồng thời kiểm tra và bổ sung những thông tin còn thiếu, còn chưa nắm chắc để ghi vào vở cho đầy đủ.
2. Xem lại các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 để kiểm tra và ghi nhớ các định nghĩa về: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại, văn bản nhật dụng.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tổng kết các văn bản truyện theo bảng dưới đây (đã có một số ví dụ mẫu):
STT
Tên văn bản
Nhân vật chính
Tính cách,vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
1
Con Rồng cháu Tiên
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Xây dựng hai nhân vật nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc, giống nòi và tinh thần đoàn kết của dân tộc.
2
Bánh chưng, bánh giầy
Lang Liêu
Nhân vật chính biểu tượng cho những vẻ đẹp của người lao động
3
Thánh Gióng
Thánh Gióng
Biểu tượng cho ý thức, sức mạnh bảo vệ đát nước, đồng thời thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
2. Dựa vào bảng thống kê vừa mới hoàn thành, tự chọn ba nhân vật mà em thích. Chú ý giải thích lí do tại sao em lại lựa chọn các nhân vật đó (có những điểm đặc biệt về tính cách, phẩn chất, hình dáng, …gợi cho em sự thích thú).
3. Về phương thức biểu đạt (phương thức tự sự), truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại đều có những điểm giống nhau, đó là: có nhân vật, có cốt truyện, có người kể chuyện (hoặc nhân vật kể chuyện).
4. Điền vào bảng liệt kê sau (căn cứ vào sách Ngữ văn 6, tập hai – chú ý các văn bản văn học Việt Nam):
STT
Tên văn bản
Thể hiện lòng yêu nước
Thể hiện lòng nhân ái
1
Bài học đường đời đầu tiên
X
2
Sông nước Cà Mau
X
3
Bức tranh của em gái tôi
X
4
Vượt thác
X
5
Đêm nay Bác không ngủ
X
6
Lượm
X
X
7
Cô Tô
X
8
Cây tre Việt Nam
X
9
Lao xao
X
10
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
X
11
Động Phong Nha
X

14 tháng 4 2017

MIK THANKS NHƯ NGỌC CHANNEL NHÌU

14 tháng 4 2017
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1. Cấu tạo từ
a) Từ đơn: bàn, ghế, xanh, đỏ.
b) Từ phức:
- Từ ghép: xe đạp, bàn ghế.
- Từ láy: mênh mông, lác đác, sạch sành sanh.
2. Nghĩa của từ
a) Nghĩa gốc:
- lá: một bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo chất hữu cơ nuôi cây: Ví dụ: lá chuối, vạch lá tìm sâu.
b) Nghĩa chuyển:
- lá: từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có hình tấm, mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá. Ví dụ: lá cờ, lá thư, buồng gan lá phổi.
3. Phân loại từ theo nguồn gốc
a) Từ thuần Việt:
- bàn, ghế, xinh, đẹp.
b) Từ mượn:
- Từ mượn tiếng Hán: gia sư, thính giả
+ Từ gốc Hán: chém (trảm), ngựa (mã).
+ Từ Hán Việt: thủ khoa, anh hùng.
- Từ mượn các ngôn ngữ khác:
+ Pháp: cà phê, xi măng.
+ Nga: mác-xít
+ Anh: fan (người hâm mộ).
4. Lỗi dùng từ
a) Lặp từ:
- ngày sinh nhật
- đề cập đến
b) Lẫn lộn các từ gần âm:
- bàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc) và bàng quang (một bộ phận trong cơ thể người).
- xán lạn (rực rỡ) và sáng lạng (không co nghĩa).
c) Dùng từ không dúng nghĩa:
- Người lạ mắt (nhìn rất lạ, chưa từng thấy).
- Cậu bé có những đồ chơi rất lạ mặt (không ai quen biết, không ai rõ tung tích).
5. Từ loại và cụm từ
a) Từ loại:
- Danh từ: mèo, gió
- Động từ: đi, học
- Tính từ: xanh, đẹp
- Số từ: ba, bảy
- Lượng từ: các, cả
- Chỉ từ: này, ấy
b) Cụm từ:
- Cụm danh từ: Tất cả những chiếc lá màu xanh ấy
- Cụm động từ: Hãy học bài
- Cụm tính từ: Giỏi cự kì.
14 tháng 4 2017

I. Kiến thức cơ bản
1. Các từ loại đã học
Bao gồm:
+ Danh từ: bàn, ghế, sách..
+ Động từ: chạy, nhảy, học bài…
+ Tính từ: đẹp, chăm chỉ..
+ Số từ: một, hai…
+ Lượng từ: một số, bọn, đàn…
+ Chỉ từ:
+ Phó từ


2. Các phép tu từ đã học
+ Phép so sánh
+ Phép nhân hóa
+ Phép ẩn dụ
+ Phép hoán dụ


3. Các kiểu cấu tạo câu đã học
– Câu đơn: + Câu có từ là
+ Câu không có từ là
– Câu ghép


4. Các dấu câu đã học
– Dấu kết thúc câu : + Dấu chấm
+ Dấu chấm hỏi
+ Dấu chấm than
– Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy


II. Các loại cấu tạo câu
1. Cấu tạo từ

– Từ đơn: bàn, ghế…
– Từ phức: + Từ ghép: xe đạp, bàn ghế..
+ Từ láy: mênh mông, đo đỏ, thoang thoảng..

SOAN BAI TONG KET PHAN TIENG VIET LOP 6

SOAN BAI TONG KET PHAN TIENG VIET LOP 6


2. Nghĩa của từ
Ví dụ trong câu: Mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
– Nghĩa gốc: Mặt trời ở câu thứ nhất có nghĩa chỉ mặt trời ngoài thiên nhiên, có vai trò chiếu ánh sáng nuôi dưỡng sự sống.
– Nghĩa chuyển: Mặt trời câu thứ hai được dùng để ví Bác Hồ, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã soi sáng tìm ra con đường đúng đắn cứu nước ta.


3. Phân loại từ theo nguồn gốc
– Từ thuần Việt: xinh, đẹp, tủ..
– Từ mượn: +Từ gốc tiếng Hán: gia sư, ngựa (mã)…
+ Từ gốc tiếng nước ngoài: xích lô, cà phê…


4. Lỗi dùng từ
– Lặp từ:
– Lẫn lộn các từ gần âm
– Dùng từ không đúng nghĩa

2 tháng 5 2016

Chắc là có đâý bn 

 

2 tháng 5 2016

Bài 32 thì phải soạn nhưng bài 34 thì không cần đâu nha bạn! 

Mấy bài này mình học rùi nên bít!!hehe

14 tháng 4 2017

Giới thiệu di tích thắng cảnh địa phương.

Có thể tham khảo các ý sau để viết:

Mùa xuân khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan cũng là lúc nhiều lễ hội dân gian ở nước ta tưng bừng vào hội. Hội xuân là thời điểm cuốn hút nhất n người ta đi chùa, tham gia lễ hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu an cho cả năm đồng thời có dịp hòa mình vào những lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc.

Người việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về chốn tâm linh sau những năm tháng vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang cùng mùi thơm của khói hương, hoa lễ luôn làm cho tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Và có thể bắt gặp hình ảnh dòng người Việt hành hương về cõi phật khi mùa xuân về.

Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn Hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương. một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh. Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội.

Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương, lễ hội kéo dài đên hết tháng 3 âm lịch, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội .

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắ liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo, tạo hóa đã khéo bày đặt cho mơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó. Nó trở lên lung linh sinh động và nhiều màu sắc, chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nó đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi tới Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được tháp một nén tâm hương. Trước một danh thắng như vậy các vị vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích (Nam Thiên Đệ Nhất Động) động đẹp nhất trời nam, và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đè bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương.

Giờ đây Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật . của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

26 tháng 4 2016

- Thạch Sanh : tự sự

- Lượm : Tự sự , miêu tả , biểu cảm

- Mưa : miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên : tự sự , miêu tả

- Cây tre Việt Nam : Miêu tả , biểu cảm
 

27 tháng 4 2016

thạch sanh:...................

lượm:..............

đêm nay bác ko ngủ:......................

bài học đường đời đầu tiên: .............

cây tre vn:.............

mà s bn lại làm khác

chỉ theo của mình giúp mk vs gấp lắm nek

19 tháng 10 2021

Của bạn đây nha❤

* Cụm danh từ 

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm danh từ trong các câu là: 

a. 

“khách qua đường” (“khách”: danh từ trung tâm, “qua đường”: phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm) 

“lời chào hàng của em” (“lời”: danh từ trung tâm, “chào hàng của em” : phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

b. 

“tất cả các ngọn nến” (“ngọn nến”: danh từ trung tâm, “tất cả các”: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)). 

“những ngôi sao trên trời” (“ngôi sao”: danh từ trung tâm, “những”: phần phụ trước, chỉ số lượng, “trên trời”: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

 

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Ví dụ cụm danh từ: “hai ngôi nhà” 

- Những cụm danh từ khác có thể tạo ra: 

+ những ngôi nhà ấy 

ngôi nhà xinh xắn kia 

ngôi nhà của tôi

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Em bé vẫn lang thang trên đường 

→ chủ ngữ là danh từ “em bé” 

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét” 

b. 

- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối 

→ chủ ngữ là danh từ “em gái” 

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”. 

 

ð Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Chủ ngữ là danh từ “gió”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ gió lạnh, 

+ từng cơn gió, 

+ từng cơn gió lạnh, 

+ những cơn gió mùa đông, 

+ gió mùa đông,… 

b. 

- Chủ ngữ là danh từ “lửa”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ ngọn lửa ấy,

+ lửa trong lò, … 

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Gợi ý:

- Đóng vai là nhà văn để sáng tạo, phát triển thêm một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm: Cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình. Cảnh này trong tác phẩm được nhà văn viết như sau: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”. 

- Miêu tả chi tiết hơn khung cảnh hai bà cháu gặp nhau; miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của các nhân vật, … 

- Dung lượng: 5-7 câu. 

- Đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. 

Đoạn văn tham khảo:

Thế là cô bé đã gặp được bà. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Khuân mặt hiền từ phúc hậu, mái tóc bạc phơ, bà nở nụ cười thật tươi và dắt tay em về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinhMỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại trong giây lát rồi từ từ tiến vào trong thiên đường. Ở đây có Thượng đế chí nhân, có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng !

9 tháng 5 2017

mik cần gấp có ai giúp mik ko

10 tháng 4 2016

chị vào trang soanbai.com xem là có.vui

10 tháng 4 2016

Mik đã vào rồi nhưng ko có