Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Loại hình nghệ thuật | Thành tựu |
Kiến trúc, điêu khắc | Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,... |
Nghệ thuật dân gian | Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,... |
Nghệ thuật sân khấu | Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,... |
Nhận xét
- Phản ánh đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ta phong phú và đa dạng.
- Thể hiện tính địa phương đậm nét.
- Đặc điểm:
+ Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.
Đây là thể loại văn học chính thống của nhà nước phong kiến mà nội dung của nó chứa đựng tư tưởng của Nho giáo, vì vậy nếu ở thời Lê sơ khi chế độ quân chủ quyền chế đạt đến đỉnh cao, hệ tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn thì văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ. Thế kỉ XVI - XVIII, khi chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng thì thơ văn chữ Hán cũng suy giảm.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn chữ Nôm : Đây là thời kì xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng với những tác phẩm bất hủ như Chinh phụ ngâm,...
+ Sự hình thành và phát triển của văn học dân gian: Sự suy thoái của văn học chính thống và những tác động của chính trị, xã hội... đã tạo điều kiện để thể loại văn học dân gian phát triển. Với các sáng tác tập thể của nhân dân, các tác phẩm đã nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương...
- Ý nghĩa:
+ Đem lại sự đa dạng phong phú cho văn học Việt Nam.
+ Thể hiện năng lực sáng tạo của nhân dân và làm cho văn học mang đậm màu sắc nhân dân.
Tham Khảo
Văn học:
+ Văn học chữ Hán: chiếm ưu thế
+ Văn học chữ Nôm: phát triển mạnh
+ Có nhiều tác phẩm nổi tiếng thể hiện lòng yêu nước sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
- Nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng, phong phú với nhiều hình thức
(2) Nhận xét:
- Các tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân, khí phách anh dũng bất khuất, niềm tự hào dân tộc
- Nghệ thật dân gian phát triên mạnh chứng tỏ nhân dân lao động có ý chí mạnh mẽ với sức sống mạnh tinh thần không chịu khuất phục trước Nho giáo
Tham khảo:
- Nguồn:Loigiaihay
a) Văn học:
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
- Văn học chữ Nôm rất phát triển với nhiều thể loại: thơ, truyện.
+ Nội dung sáng tác: viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát.
+ Nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...
Mục b
b) Nghệ thuật:
- Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào:
+ Phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả những lạc quan của nhân dân.
+ Lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
* Nhận xét:
- Những thành tựu trên đã phản ánh trình độ phát triển cao, sự đa dạng phong phú của đời sống văn hoá của nhân dân ta.
- Thể hiện sức sáng tạo của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá.
Tham khảo
Lĩnh vực | Thành tựu |
Kĩ thuật | - Lĩnh vực luyện kim: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp luyện sắt thành thép,… - Lĩnh vực giao thông vận tải: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn… - Lĩnh vực nông nghiệp: máy thu hoạch lúa mì… - Lĩnh vực quân sự: đại bác, súng trường,... - Lĩnh vực thông tin liên lạc: máy điện thoại,… |
Khoa học tự nhiên | - Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa; - Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền. - Năm 1869, Đ.I.Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Năm 1898, Pi-e Quy-ri, Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ. |
Khoa học xã hội và hành vi | - Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi. - Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăng-ghen |
Văn học | - Các tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi,… |
Nghệ thuật | - Xuất hiện các nhà soạn nhạc thiên tài: V.A.Mô-da, L.Bét-tôven, Trai-cốp-xki,… - Trường phái hội họa Ấn tượng ra đời. |
XVI-XVIII:
Loại hình nghệ thuật
Thành tựu tiêu biểu
Kiến trúc, điêu khắc
Chùa Thiên Mụ (Huồ), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội)... một số tượng nhân vật (vua, chúa), tranh vẽ chân dung.
Nghệ thuật dân gian
Được thế hiện trên các vì, kèo ở các đình làng với các hình điêu khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật....
Nghệ thuật sân khấu
Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo, phổ biến hàng loạt các làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát dặm, hò, vè, lí, si, lượn...
- Nhận xét :
+ Những thành tựu trên đã phản ánh trình độ phát triển cao, sự đa dạng phong phú của đời sống văn hoá của nhân dân ta.
+ Thể hiện sức sáng tạo của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá.