K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

+Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc

quãng có 2 âm vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu

quãng có 2 âm vang lên cùng một lúc gọi là quãng hòa âm

+ Quãng 1:gồm 2 nốt cùng tên cùng cao độ

Quãng 2: gồm 2 nốt đi liền bậc

Quãng 3:gồm 2 nốt cách nhau một bậc âm

5 tháng 4 2017

Các nốt nhạc trong âm nhạc hay các nốt giai điêu trong các bài hát quan hệ với nhau bằng các quãng

Định nghĩa : Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số.
VD : quãng 3 , quãng 4 , quãng 5 v.v...

Nhắc lại khoảng cách giữa các nốt nhạc :

Khoảng cách


Ta có các quãng sau :

Quãng 2 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q2t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 / 2 cung (nửa cung ). VD : Xi => Đô ( B => C ) , Mi => Fa ( E => F ) hay Đô thăng => Rê ( C# => D ) v.v....

Quãng 2 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q2T ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 1 cung .
VD : Đô => Rê ( C=>D ) hay mi => Fa thăng ( E => F# ) v.v...

Quãng 3 thứ ( sau đây xin viết tắt là Q3t ) : là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3/2 cung (1 cung rưỡi ). VD : mi => Sol ( E=>G ) , Rê => Fa ( D => F ) hay Đô => Rê thăng ( C= > D# v.v...

Quãng 3 trưởng ( sau đây xin viết tắt là Q3T ) : Là khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau đúng 2 cung . VD : Đô => mi ( C => E ) , Mi => Sol thăng ( E => G# ) v.v...

Ngoài ra còn có các quãng khác như :
Quãng 4 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 5/2 cung ( tức 2 cung rưỡi )
VD : Đô => Fa ( C => F ) v.v...

Quãng 5 : khoảng cách giữa 2 nốt nhạc cách nhau 3 cung
VD : Đô => Sol ( C => G ) v.v...

Quãng 6 , quãng 7 v.v...

Một điều quan trọng cần phải nhớ :khoảng cách 1/2 cung giữa 2 nốt nhạc tương ứng với 1 phím đàn trên cần đàn guitar , tương tự ta có 1 cung tương ứng với 2 phím đàn v.v...

* Quãng 2, quãng 3, quãng 6, quãng 7 đều có quãng tăng, giảm, trưởng thứ. Quãng 4, 5, 8 có quãng đúng, tăng và giảm. Có thể phân biệt như sau:
Quãng 2 giảm: 0 nửa cung
Quãng 2 thứ: 1 nửa cung
Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung
Quãng 2 tăng: 3 nửa cung
Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)
Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung)
Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)
Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)
Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )
Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)
Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)
Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)
Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Như vậy, cứ tính theo đơn vị nửa cung ta sẽ hình thành các quãng như trên.
Sau khi đảo quãng thì quãng a sẽ trở thành quãng 9-a (ví dụ từ Xi đến Đô là quãng 2 thì từ Đô đến Xi sẽ là quãng 7. Bên cạnh đó, khi đảo quãng thì quãng trưởng sẽ thành thứ, tăng thành giảm, đúng giữ nguyên và ngược lại.
__________________________________________________ _________

II. CÁC NỐT NHẠC TRÊN CẦN ĐÀN
Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn , ta có như sau :


Dây buông


Theo quy ước, các dây của guitar được đánh số lần lượt như sau:
E: 1 (Khi buông, đánh lên ta được nốt mi)
B: 2 (Khi buông, đánh lên ta được nốt si)
G: 3 (Khi buông, đánh lên ta được nốt sol)
D: 4 (Khi buông, đánh lên ta được nốt rê)
A: 5 (Khi buông, đánh lên ta được nốt la)
E: 6 (Khi buông, đánh lên ta được nốt mì)

Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó .
VD : dây Mì , nốt dây buông là Mi ( E ) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn , như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi , từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn, vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi.

Chúc bạn học tốt nha!!!

15 tháng 2 2022

Axit: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:

Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …

Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…

Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Tên axit = tên phi kim + hidric

Bazo: Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:

Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…

Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2…

Tên bazo được gọi như sau:

Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit

Muối: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3…

Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4…

Tên muối được gọi như sau:

Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit

Oxit: 

Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….

Công thức chung của oxit là MxOy.

Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.

Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.

Chúc em học tốt

 

15 tháng 2 2022

I) AXIT:

- Công thức hóa học: gồm 1 hay nhiều nguyên tử H + gốc axit (hoặc có H đứng đầu, trừ \(H_2O\))

- Phân loại và đọc tên:

+ Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hiđric

+ Axit có oxi:

Axit có nhiều oxiAxit có ít oxi
Axit + tên của phi kim + icAxit + tên phi kim + ơ
VD: \(H_2SO_4\): Axit sunfuricVD: \(H_2SO_3\): Axit sunfurơ

II) BAZO:

- CTHH: Kim loại + nhóm OH

- Phân loại và đọc tên:

+ Gồm hai loại Bazo: Bazo tan (kiềm) và Bazo không tan

+ Tên Bazo: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit

II) MUỐI:

- CTHH: gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc 1 hay nhiều gốc Axit

- Phân loại và đọc tên:

+ Gồm hai loại muối: muối trung hòa và muối axit (có H trong gốc axit)

+ Tên của muối: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu là Cu, Hg, Cr, Fe, Pb, Mn) + tên gốc axit

20 tháng 10 2021

Đổi: 120m = 0,12km, 60s = 1h

Vận tốc tb của người đó trên quãng đường đầu:

\(v_1=\dfrac{S_1}{t_1}=\dfrac{0,12}{1}=0,12\left(km/h\right)\)

Vận tốc trên cả 2 quãng đường:

\(v_{tb}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{0,12+4,5}{1+0,5}=3,08\left(km/h\right)\)

3 tháng 9 2018

Trên dường từ chỗ ấy về đến nhà em làm rớt hết đồ đạc của cô ấy.

Nhưng cô ấy vẫn bình tỉnh và chỉ nói với em rằng: 

" Không sao đâu em...đền cho cô ít tiền là được rồi."

Sao bạn không đặt tên cho câu chuyện?

1 tháng 9 2018

Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:

-  Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?

-  Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.

Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.

Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:

-  Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!

Ý nghĩa : Gặp những người đang bị mắc phải khó khăn thì hãy giúp đỡ họ , đừng vì 1 chút gì đó mà bỏ đi lòng thương người .

Nhân vật : Người giúp đỡ và 1 có đang mắc phải khó khăn .

Đặt tên : Mk ko bt đặt tên sao cho hay .

1 tháng 9 2018

Con đường em đi học rất đông người qua lại, vì thế hàng ngày bố hoặc mẹ thường đưa đón em đi học. Hôm ấy, bố đi công tác xa, mẹ em lại bị ốm nên em phải tự đi bộ về nhà.

Đường phố trưa hôm ấy nắng chang chang. Nắng như trải lửa xuống mặt đường. Đang đi thì em nghe thấy tiếng khóc của một em bé ở đâu đó. Quay lại, em nhìn thấy phía xa có một người phụ nữ mồ hôi nhễ nhại, một tay bế con, vai khoác túi, còn một tay xách làn quần áo. Hình như cô ở xa về thăm quê. Chắc cô đã mệt vì vừa phải bế con, lại mang xách nhiều đồ đạc.

Em bước thật nhanh lại gần rồi cất tiếng chào cô:

- Cô về đâu đấy ạ?

- Ừ, cô đang muốn về xóm 7, xã Thượng Hiền .

- Cô nhẹ nhàng trả lời em.

Nghe cô nói, em háo hức hỏi:

- Thế ạ, cháu cũng về xóm 7 đày.

Cô đưa cháu xách giùm chiếc làn này cho!

Cô nhìn em bằng ánh mắt đầy trìu mến rồi bảo:

- Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!

Suốt dọc đường, em và cô nói chuyện vui vẻ.

Đến lối rẽ vào xóm 7, em giúp cô xách làn vào nhà rồi mới đi về.

Câu 1:

+ Tác dụng với kim loại: O2 oxi hóa được hầu hết các kim loại trừ Ag, Au, Pt

2Cu+O2to2CuO2Cu+O2→to2CuO

+ Tác dụng với Hiđro, Phản ứng có thể gây nổ mạnh nếu tỉ lệ phản ứng O2:H2 = 1:2

 O2+2H2to2H2OO2+2H2→to2H2O

+ Tác dụng với một số phi kim khác:

 4P+5O2to2P2O54P+5O2→to2P2O5

+ Tác dụng với một số hợp chất:

C2H5OH+3O2to2CO2+3H2OC2H5OH+3O2→to2CO2+3H2O

Câu 2:

+ Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

 3Fe+2O2toFe3O43Fe+2O2→toFe3O4

+ Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó có 2 hay nhiều chất được tạo thành từ một chất ban đầu.

2KClO3

Câu 2:

+ Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

 3Fe+2O2toFe3O43Fe+2O2→toFe3O4

+ Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó có 2 hay nhiều chất được tạo thành từ một chất ban đầu.

2KClO3to3O2+2KCl

20 tháng 5 2019

Định nghĩa và ví dụ các thể loại văn học dân gian.

1. Thần thoại

    + Hình thức văn xuôi tự sự

    + Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên; thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.

    + Ví dụ: Thần trụ trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần mặt trời, …

2. Sử thi

    + Hình thức văn xuôi tự sự (có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, kiểu văn xuôi, văn vần hoặc kết hợp cả hai).

    + Xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với cộng đồng.

    + Ví dụ: Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê – đê, …

3. Truyền thuyết

    + Hình thức văn xuôi tự sự

    + Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng vừa đề cao, vừa phê phán các nhân vật lịch sử.

    + Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày....

4. Cổ tích

    + Hình thức văn xuôi tự sự

    + Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan cảu nhân dân lao động.

    + Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế...

5. Truyện cười

    + Hình thức văn xuôi tự sự (dung lượng ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ)

    + Kể về những sự việc, hiện tượng xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

    + Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, …

6. Truyện ngụ ngôn

    + Hình thức văn xuôi tự sự (rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ)

    + Truyện thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.

    + Ví dụ: Treo biển, Trí khôn, ...

7. Tục ngữ

    + Hình thức: Câu/lời nói có tính nghệ thuật (ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp)

    + Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

    + Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Nuôi lợn ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng,...

8. Câu đố

    + Hình thức: Bài thơ hoặc câu nói có tính có vần

    + Mô tả vật bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về cuộc sống.

    + Ví dụ: “Không miệng mà lại biết kêu /Không tội mà lại bị treo lên xà”. Đáp án: (cái chuông)

9. Ca dao

    + Hình thức: thơ trữ tình (thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng)

    + thể hiện thế giới nội tâm con người.

    + Ví dụ: “Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

10. Vè

    + Hình thức: Văn vần có lời thơ mộc mạc.

    + Phần lớn nói về những sự kiện, sự việc của làng, nước mang tính thời sự, nhằm thông báo và bình luận.

    + Ví dụ: ‘‘Vè thách cưới’’, ‘‘Vè bão năm Tỵ’’, ‘‘Vè sai đạo’’, ‘‘Vè thầy Thông Chánh’’...

11. Truyện thơ

    + Hình thức: thơ, văn vần

    + Phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng trong xã hội.

    + Ví dụ : Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), …

12. Chèo (Các hình thức diễn xướng dân gian)

    + Hình thức: kịch hát dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng

    + Ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

    + Các thể loại sân khấu dân gian khác : tuồng, cải lương, múa rối, …

    + Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại, …

28 tháng 8 2017

Một số thể loại dân gian: kể về các thể loại nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

Truyện thuyết thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân với sự kiện, nhân vật lịch sử được kể

- Truyện cổ tích: loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc ngếch, nhân vật là động vật.

   + Thường có yếu tố hoang đường thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác, ccũng như sự công bằng trong xã hội

- Truyện cười: kể những câu chuyện đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

- Truyện ngụ ngôn: kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời kể về loài vật, chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học trong cuộc sống

- Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời, nhạc diễn tả nội tâm con người

- Tục ngữ: câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về các mặt của đời sống, được đúc kết từ lao động, sản xuất, quan sát…

26 tháng 10 2023

- Biển báo 1: Đoạn đường dành cho người đi bộ.

- Biển báo 2: Khu vực cho người đi bộ qua đường.

- Biển báo 3: Phía trước là cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ.

- Biển báo 4: Đoạn đường cấm người đi bộ.