Nói không với trò chơi điện tử
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB: -Nêu và dẫn dắt vấn đề.
TB:
*Giải thích :
-''Trò chơi điện tử'' là : những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử.
*Thực trạng :
-Hiện nay , có rất nhiều các quán game , quán net mọc lên đông đúc.
- Nhiều người đến đó không chỉ để truy cập thông tin phục vụ công tác làm việc, học tập mà còn đến đó để chơi những trò chơi đã được cài đặt sẵn trên mạng vi tính
- Nhiều bạn ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi điện tử đến mức quên cả thời gian, quên ăn,quên ngủ , lúc nào cũng chỉ muốn chinh phục, khám phá, để trở thành người giỏi nhất.
*Nguyên nhân :
-Ba mẹ không quan tâm đến con cái .
-Bị bạn bè rủ rê , lôi kéo.
-Bản lĩnh không đủ , không kiềm chế được bản thân chơi game.
*Tác hại :
+Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe của con người : Ngồi quá gần so với màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng ,..
+ Tiêu tốn tiền bạc của gia đình một cách vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp tiền, lừa lọc.
+ Không những thế, khi đã ham mê trò chơi điện tử, học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến việc học tập sa sút, kém đi.
+ Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.
+...
*Vậy , để hạn chế việc chơi điện tử , ta cần làm những gì ?
-Tích cực học tập , rèn luyện , tu dưỡng đạo đức , tránh xa những trò chơi điện tử vô bổ .
-Tuyên truyền tác hại của những trò chơi điện tử để mọi người tránh xa , cùng nhau chung tay xây dựng một sân chơi lành mạnh để học tập và vui chơi hiệu quả, an toàn nhất.
-...
KB :Khẳng định trò chơi điện tử rất nguy hiểm và ta cần tránh xa. Hãy nói không với trò chơi điện tử.
tham khảo
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.
tham khảo
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.
Tham khảo:
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạo phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại: trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiếu hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
1)
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài:
a) Tại sao phải nói "không!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
*Chúng ta cần:
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
2)
I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi điện tử
Ví dụ:
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự tiếp xúc khoa học công nghệ của nhưunxg đứa trẻ ngày càng gần và nguy hại. chính bởi những khoa học công nghệ đã biến con người thành nô lệ của nó và gây nên hiện tượng nghiện trò chơi điện tử.
II. Thân bài: nghị luận về trò chơi điện tử
- Thực trạng hiện nay về trò chơi điện tử
- Các quán chơi game mọc lên càng nhiều, những quảng cáo mời gọi của các tiệm internet ngày càng thú vị và lôi cuốn
- Những dứa trẻ bỏ học do nghiện game ngày càng tăng lên
- Nhiều người bỏ ăn, bỏ ngủ để đến quán internet ngồi hàng ngày, hàng giờ
- Nguyên nhân của tình trạng nghiện trò chơi điện tử:
- Do sự hấp dẫn và lôi cuốn của trò chơi điện tử
- Đây là một trò chơi vui thú rẻ tiền, dễ sử dụng và không cần di chuyển xa hay tốn nhiều công sức
- Do bản thân suy nghĩ nông cạn, chưa ý thức được thời gian và tiền của
- Tác hại của trò chơi điện tử:
- Tốn thười gian, tiền của
- ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra nhiều bệnh về mắt
- sẽ dễ bị ảo giác, liên tưởng
- có nhiều hệ lụy không đáng có nếu nghiện trò chơi điện tử
- giải pháp phòng tránh nghiện trò chơi điện tư:
- tuyên truyền, giáo dục về tác hại của trò chơi điện tử
- tự ý thức được hành động của mình
- phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con em mình
- tránh xa các thiết bị di động và công nghệ
III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trò chơi điện tử
ví dụ:
trò chơi điện tử không phải là trò chơi nguy hại nếu chúng ta biết chơi một cách phù hợp, đúng cách. Hãy tự bảo vệ bản thân mình bởi những cám dỗ của công nghệ.
3 ) Mk ko biết lm.
4)
I- Mở bài
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra của nó quá lớn.Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước còn quá kém chưa có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II- Thân bài
.Hiện nay tai nạn giao thông ở Việt nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thong vì ý thức các bạn còn quá kém và chưa hiểu rành về luật khi lái xe .
Hậu quả của tai nạn giao thong vô cùng nghiêm trọng. Gây thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân ko thể lao động góp sức vì đất nước và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội; Biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời. Các bạn biết ko, trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.
Nguyên nhân của tai nạn là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .).Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) gây ra nhựng vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...) Không những thế , sự góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Do tuổi trẻ bồng bột, một phút thiếu tự chủ, các bạn đã tụ tập đua xe gây ko nh~ gây thg mà còn làm cho cha mẹ buồn long, có khi cha mẹ họ còn phải nuôi họ suốt đời vì hậu quả của cuộc tai nạn.
Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
III- Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .
https://hoc24.vn/cau-hoi/viet-doan-van-khoang-5-7-cau-noi-ve-tac-hai-cua-tro-choi-dien-tu.8735759913808
tác hại đến học:bỏ bê việc học,đi chơi game
tác hại đến sức khoẻ:bị cận thị vì nhìn màn hình quá lâu
tác hại đến đạo đức:làm thay đổi tính cách,làm hành động như trong game,giết người,tự kỉ,v.v...
tác hại đến học:bỏ bê việc học,trốn học đi chơi game.tác hại đến sức khoẻ:bị cận thị vì nhìn màn hình quá lâu hay tạo thành 1 thói quen xấu
tác hại đến đạo đức:làm thay đổi tính cách,làm hành động như trong game,giết người,tự kỉ,v.v...
Thế kỉ XXI là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
In the past, I always thought that game online was a bad thing, because there were many people studying lazily and making their parents worry because of playing games too much. But when I grow up, I realize that I mistake passion for addiction. As the same, game online always has advantages and disadvantages.
The hotter a method of entertainment becomes, the more young people try it. They don’t need to know how the game is. They will spend time on it, forget to work on the exercise, neglect their study at school. At first, they want to keep up with the trend but then, it’s hard for them to leave out that habit, which leads to serious consequences. They attach importance on win, spend a lot of money on game to satisfy themselves. They forget that playing game is just a means of entertainment after stressful classes so they easily get addicted.
However, there are some advantage of game online. Firstly, we can react in the fastest way in all circumstances, we can become a game creator and have good team-work skills. Secondly, we can explore the way of any game that is controlled, find the rules in each game and developed their idea in the future. You can also have best friend and live more responsibly. The most important thing is that people who play game have happy time, relax to concentrate on learning or working.
Game online is not bad, but their way play make it become bad. Let try on playing a game one time and you won’t feel disappointed.
Video game is a healthy entertainment, but the phenomenon of this game that neglect school education and cause many consequences in harm has become a pressing problem in school age.
Can be seen throughout the street and the streets of the village of the Intenet. Students go there not to access information for learning but to play electronic games. Many of you sit for hours, every day in front of the computer screen, fascinated with the game on the machine, forget the time even dropped out to play, in the head always only think of games and desire to conquer clinics. It makes it look a lost soul ...
There are many reasons leading to that phenomenon. For parents do not care, due to sad, due to friends drag, due to not self-control ... But whatever the reason, e play video games are also a disastrous thing. First, sitting too close to the computer screen for a long time can cause the eyes to myopia, fatigue, health damage. Not only that, e-gaming also leads to neglect of the main task of the student is learning. Try to play, elimination, truancy, do not understand the post, do not do exercises, learning faltering lead to bored. So the accident of temporary play can self-destruct the future of yourself. Electronic games also make the soul poisoned by violence, killing, bombarding, moving people into a world. Virtual is full of tricks, tricks. Moreover, e-gaming consumes useless money, sometimes even changing our personality. In order to have money to play games, many bad habits begin to arise, such as deception, tricks, theft of money, property of family and friends ... And no one can anipate other disastrous consequences. if the passion is still there.
How disruptive is a game, how to stop it? This is really a difficult task, but it is not impossible. The most important thing is to identify yourself as your main task is learning, training, training, do not waste time, energy, money on the worthless things, even harmful.Just considered video games as a recreational, exposure to it modestly, know Control and self-control, do not let yourself be affected by the game and the urge of bad friends. There is also the need for regular attention and strict management of the family to help children avoid the devastating passion. The school and society also need to coordinate the education of the younger generation, Create exciting activities, healthy playgrounds for all students to paripate in. There is such a problem students eager to solve the video game thoroughly.
Electronic play - The momentary desire that harm does not count all. So for our own future, do not let yourself get caught up in that deadly passion.
Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.
Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.
Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiến có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.
Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quan net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.
Một khi đã sa vào trò chơi điệnu tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.
Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.
Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…
Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.
Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.
Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi .hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?
Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tấtcả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thíchtính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư dật. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ởcác câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?
Còn rất nhiều sai lầm của người chơi diện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấymới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể. rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ờ chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.