K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2017

mk quên mk không cách ra rồi.như 1 bài văn ý...p tư cách ra nha

21 tháng 3 2017
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là phép liệt kê?

a) Cấu tạo của câu được in đậm dưới đây có gì đặc biệt:

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. [...] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm [...].

(Phạm Duy Tốn)

Gợi ý: Câu gồm các cụm từ có cách cấu tạo tương tự nhau: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông,...

b) Nhận xét về ý nghĩa của các bộ phận giống nhau trong câu in đậm trên.

Gợi ý: Đều để chỉ những vật dụng.

c) Việc nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên nhằm mục đích gì?

Gợi ý: Nhằm đặc tả cảnh hàng loạt những đồ vật bày la liệt bên cạnh tên quan phủ.

d) Cách dùng các kết cấu tương tự, với ý nghĩa tương tự như trên gọi là phép liệt kê. Vậy phép liệt kê là gì?

Gợi ý: Phép liệt kê là cách sắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh, biểu hiện khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

2. Các kiểu liệt kê

a) So sánh cấu tạo của các phép liệt kê dưới đây và cho biết chúng khác nhau như thế nào:

(1) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.

(2) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh)

Gợi ý:

- tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải - liệt kê không theo cặp;

- tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải - liệt kê theo từng cặp.

b) Thử đảo thứ tự các bộ phận trong các phép liệt kê dưới đây và cho biết trường hợp nào có thể được trường hợp nào không? Tại sao?

(1) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non mọc thẳng.

(Thép Mới)

(2) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

Gợi ý:

- Có thể đảo Tre, nứa, trúc, mai, vầu mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của phép liệt kê; đây là kiểu liệt kê không tăng tiến;

- Không thể đảo hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm vì: phảihình thành rồi mới trưởng thành, theo cấp độ từ nhỏ đến lớn thì gia đình à họ hàng àlàng xóm. Đây là phép liệt kê tăng tiến.

c) Như vậy, dựa vào hình thức cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa, có thể chia phép liệt kê thành những loại nào?

Gợi ý:

- Theo cấu tạo: liệt kê từng cặp và liệt kê không từng cặp;

- Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh và nhận xét về tác dụng của nó.

Gợi ý:

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:

- Sức mạnh của tinh thần yêu nước (đoạn “Từ xưa đến nay,…tất cả lũ bán nước và cướp nước” ).

- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc (Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…).

- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp (đoạn “Từ các cụ già tóc bạc… quyên ruộng đất cho Chính Phủ”).

2. Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích dưới đây:

a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!

(Nguyễn Ái Quốc)

b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

(Tố Hữu)

Gợi ý:

- a:

+ dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

+ những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập

- b: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa lung

3. a) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.

22 tháng 10 2017

Ư(18)={1;2;3;6;9;18}

Ư(45)={1;3;5;9;15;45}

ƯC (18;45)={1;3;9}

22 tháng 10 2017

Ư(18)=1,2,18

Ư(45)=1,3,5,9,15,.....

=>Phần tử chung là 1

4 tháng 11 2016

Một tỉ lệ thức \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\) có các số hang khác nhau, nếu \(a\ne b,a\ne c,a\ne d,b\ne c,b\ne d,c\ne d\)\(a.d=b.c\)

Xét các nhóm 4 phần tử của A có tích hai số này bằng tích hai số kia, ta có:

Với \(\left\{4,8,16.32\right\}\) thì \(4.32=8.16\) và có các tỉ lệ thức:

\(\frac{16}{32}=\frac{4}{8};\frac{8}{32}=\frac{4}{16};\frac{32}{16}=\frac{8}{4};\frac{32}{8}=\frac{16}{4}\)

Với \(\left\{4,8,32,64\right\}\) thì \(4.64=8.32\) và có các tỉ lệ thức:

\(\frac{4}{8}=\frac{32}{64};\frac{4}{32}=\frac{8}{64};\frac{8}{4}=\frac{64}{32};\frac{32}{4}=\frac{64}{8}\)

Với \(\left\{8,16,32,64\right\}\) thì \(8.64=16.32\) và có các tỉ lệ thứ:

\(\frac{8}{32}=\frac{16}{64};\frac{8}{16}=\frac{32}{64};\frac{32}{8}=\frac{64}{16};\frac{16}{8}=\frac{64}{32}\)

4 tháng 11 2016

Chú trả lời lâu nhỉ

5 tháng 7 2017

a) A = {3;7;11;15;19;23;..........;999}

b) Số phần tử của tập hợp A là :

   (999 - 3) : 4 + 1 = 250 (phần tử)

Nếu đúng thì k mik nha !

1 tháng 10 2016

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1 Luyện tập đọc hiểu 
khổ 1

+ đời sống của cha mẹ đã mang đến cho gia đình ấm no hạnh phúc và công lao của bố mẹ

+ ở khổ 2-3 khổ hai nói lên cuộc trò chuyện của anh và coo gái rất hòa thuận

- ở đoạn hai nói về con gái đứng trước khung cảnh đồng quê bát ngát  trao cảm hứng xay xưa trước cánh đồng quê mình

b) - các thể thơ khổ 1 nói lên công lao nuôi dưỡng của cha mẹ với con

- khổ 2 nói về hòa thuận của hai anh em 
- khổ 3 nói lên sựu trò chuyện của người con trai con gái
- khổ 4 nói về người nữa đang đúng trên cánh đồng ngắm nhìn thiên nhiên

2 Luyện tập về từ láy

 lấpNhức nhóinho nhỏvội vàng
lấp  thấpxinh  xinhchênh chênhthích thú

b)

nhẹ nhàng khuyên bảo con

xấu xa của tên phản bội

tan tành

c)

Tù láy từ ghép
mệt mỏigờn rợn 
nấu nướngngnj nhành
mặt mũilon ton
học hỏitươi mát
  
  

em sẽ suy nghĩ mình sẽ viết thế nào, tìm ý, lập dàn ý, viết nháp - viết ra giấy, đọc và sữa chữa

1 tháng 10 2016

bài  3 những câu hát nghĩa thình à

 

13 tháng 7 2023

C = {6; 7; 8; 9; 10}

13 tháng 7 2023

cảm ơn

 

28 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé:

Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

 

- Thường thường vào khoảng đó

- Sáng

- ở trên trời

- trên giàn hoa lí

- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b. về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

 

Luyện tập lập luận chứng minh:

Chuẩn bị ở nhà

   Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

 

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

 

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

  

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp

bạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé

3 tháng 7 2017

C ={4}

3 tháng 7 2017

Bạn ghi cụ thể giúp mình

1 tháng 7 2016

Theo đề bài ra ta có: A < 30; A chia hết cho 3 và A thuộc N

=> A={0;3;6;9;12;............;27}

Như vậy A có số phần tử là:

(27-0):3+1=10 ( Phần tử)

1 tháng 7 2016

A={0;3;6;9;12;15;18;21;24;27}

A có 10 phần tử

10 tháng 3 2019

I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

10 tháng 3 2019

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Trạng ngữ: chẳng bao lâu

- Chủ ngữ: tôi

- Vị ngữ: đã trở thành một tràng dế thanh niên cường tráng.

Câu 3 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ và vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa

- Trạng ngữ là thành phần có thể có hoặc không.

II. Vị ngữ

Câu 1 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ, trợ từ

    + Trong ví dụ a: vị ngữ kết hợp với phó từ “đã”

- Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi: làm gì? là gì? như thế nào?

Câu 2 (trang 92 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống

- Vị ngữ này gồm các cụm động từ “ra đứng cửa hang” và “ xem hoàng hôn xuống”

b, Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông ồn ào, đông vui, tấp nập

- Vị ngữ là cụm động từ

c, Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam

- Vị ngữ là cụm danh từ

→ Vị ngữ thường là từ hoặc cụm từ,

III. Chủ ngữ

Câu 1 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Câu 2 (Trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?

Câu 3 (trang 93 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Chủ ngữ:

a, Tôi

b, Chợ Năm Căn

c, Cây tre

IV. Luyện tập

Bài 1 (Trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Chủ ngữ là:

    + Là đại từ “tôi”

    + Là các cụm danh từ: Đôi càng tôi, những cái vuốt ở chân, ở khoeo; Những ngọn cỏ

- Vị ngữ:

    + Là tính từ: mẫm bóng

    + Là động từ: gãy rạp

    + Là cụm động từ: co cẳng lên, đạp phanh phách

    + Là cụm tính từ: cứ cứng dần, nhọn hoắt

Bài 2 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Hôm qua, em giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa.

b, Hải là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bài 3 (trang 94 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Chủ ngữ: em trả lời cho câu hỏi: Ai giúp mẹ nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa?

b, Chủ ngữ: Hải- trả lời cho câu hỏi: Ai là cậu bạn thông minh, hài hước nhất lớp em.

c, Chủ ngữ: Ai là nhân vật em yêu thích trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.