K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2017

Địa hình:

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.

Khí hậu:

- Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27 0C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa.

- Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.

15 tháng 5 2022

Tham khảo

- Đặc điểm tự nhiên: Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha. Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước. Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

15 tháng 5 2022

THAM KHẢO

 

- Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha.

- Đất: có 3 loại (phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn). Trong đó, đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

- Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.

- Rừng ngập mặn có diện tích lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt thuỷ sản.

- Khoáng sản: đá vôi, than bùn,... cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

17 tháng 3 2022

a) Đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ,...

  Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,..

 Cao nguyên: Kon Tum, Lâm Viên,..

b) Tham khảo

Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha. + Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước. + Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

17 tháng 3 2022

a)- Có 2 đồng bằng châu thổ:

+ĐB sông Cửu Long

+ĐB sông Hồng

- Các dãy núi: Pu đen đinh,Hoàng Liên Sơn,Con voi,Cánh cung sông Ngân,Cánh cung Ngâm Sơn,Cánh cung Bắc Sơn

-Các cao nguyên: Kon-Tum,Plây-ku,Đắk Lắk,Lâm Viên,Di Linh,Hơ-Nông

b)

*Thuận lợi:

-Với diện tích tương đối rộng,địa hình thấp và bằng phẳng,khí hậu nóng ẩm quanh năm,sự đa dạng sinh học.Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất như:

+Đất đai:Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha→Đất đai phì nhiêu,màu mỡ thuận lợi cho sản xuất lương thực

+Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tíhc lớn,trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật

+Khí hậu nóng ẩm,lượng mưa dồi dào,hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt→Tạo nên tiềm năng cung cấp nước để cải tạo đất phèn,đất mặn,là địa bàn đánh bắt,nuôi trồng thủy sản,phát triển giao thông đường sông,du lịch,cung cấp phù sa cho đồng ruộng,.......

+Vùng biển và hải đảo:Có nhiều nguồn hải sản phong phú,biển ấm,ngư trường rộng thuận lợi cho khai thác hải sản,du lịch

*Khó khăn:

-Diện tích đất phèn,đất mặn lớn(2,5 triệu ha)

-Mùa khô thiếu nước cho sản xuất,sinh hoạt vì xâm nhập mặn

-Hằng năm,lũ lụt của sông Mê Công ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp,sinh hoạt

5 tháng 5 2021

- Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm; có nhiều loài chim, thú. Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quí chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước. Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí.

24 tháng 3 2022

tham khảo

+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

24 tháng 3 2022

tham khảo

+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.

9 tháng 4 2021

1.Nằm trong miền khí hậu phía NamĐông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong nămĐặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. ... Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.

3.

- Đặc điểm:

+ Đông dân, mật độ dân số cao.

+ Thành phần dân tộc: người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

+ Trình độ đô thị hóa và trình độ dân trí thấp.

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn: mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.

- Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị

MÌNH CHỈ TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU 1 VỚI 3 À

Câu hỏi:  Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế? Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời: 

- Thế mạnh:

 + Có diện tích rộng với nhiều loại đất,đặc biệt là loại đất ohù sa ngột ở dọc sông Tiền và sông Hậu vs diện tích 1, 2 triệu ha thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

 + Kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện để  phát triển nông nghiệp, giao thông,...

 + Tài nguyên phong phú, đặc biệt là rừngngâph mặn.

- Hạn chế:

 + Mùa khô kéo dài, bị nước biển xâm nhập mặn.

 + Phần lớn diện tích là đất phèn, đất nhiễm mặn.

- Biện pháp:

 + Dự trữ lượng ngọt cho mùa khô bằng các xây các đạp, hồ chứa nước.

 + Cải tạo đất phèn, đất nhiễm mặn.

8 tháng 6 2018

-Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường

-Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long để thau chua, rửa mặn; tạo ra các giống lúa chịu phèn, mặn

-Phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng

-Chuyển đồi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến

-Ở vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn

-Trong đời sống, cần chủ động sống chung với lũ

10 tháng 3 2023

– Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
=> Thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực. ( đặc biệt là lúa nước )

2 tháng 3 2016

* Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Có vị trí dịa lý thuận lợi (giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Biển Đông), điều kiện tốt để phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích đất  phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha).

- Khí  hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

- Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản hết sức phong phú, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho khai thác.

- Diện tích rừng ngập mặn lớn, phát triển mạnh. 

6 tháng 2 2016

- Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long để thau chua, rửa mặn; tạo ra các giống lúa chịu phèn, mặn. Ở tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh Vĩnh Tế...

- Phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển cây công nghiệp chế biến.

- Ở vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liên để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.

- Trong đời sống, cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại