chương trình địa phương
"đề bài: hiện tượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt"
Bạn nào giúp mình vs ạ!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy xấu, tiêu cực. Thuốc gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. Thuốc BVTV nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm ngộ độc người sử dụng giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Sử dụng thuốc BVTV càng nhiều, càng rộng, càng không đúng kỹ thuật thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng nguy hại.
NhưTạp chí điện tử Bảo vệ Rừng và Môi trường đã phản ánh, tại một số các xã, huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, tình trạng người dân lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp đã tác động không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của con người. Nguyên nhân chính dẫn đến sự việc là do nhận thức của người sử dụng còn kém, không hiểu được tác hại của loại thuốc này.
Phóng viên đã có buổi làm việc trực tiếp với chị Dương Thị Ngân, cán bộ Khuyến nông xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Theo chị Ngân, tình trạng người dân lạm dụng thuốc BVTV diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong canh tác cây ngô, mặc dù chính quyền xã đã khuyến cáo và hàng năm cũng có các buổi làm việc hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con ở các thôn bản nhưng dường như việc lạm dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp vẫn không được triệt để. Tính cho đến nay, trên địa bàn xã chưa có vụ việc đáng tiếc nào liên quan đến việc sử dụng thuốc BVTV nhưng cũng đáng cảnh báo nếu lạm dụng thuốc BVTV thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Cũng theo chị Ngân, mới đây Đoàn thanh niên của xã cũng đã phối hợp với với chính quyền và người dân xây dựng các hố thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại các điểm có đồng ruộng, nương rẫy. Hiện nay đã xây được 5/7 hố, 02 hố còn lại sẽ tiếp tục xây trong thời gian tới.
Nhiều hố thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV được xây dựng tại các điểm trên cánh đồng.
Thật đáng lo ngại việc sử dụng thuốc BVTV của người dân hiện nay hết sức tùy tiện, không theo quy trình đảm bảo an toàn, gây ra ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Chị Nguyễn Thị Thụy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Yên (Lào Cai) cho biết: Toàn huyện có 17 xã và 01 thị trấn, đa số đều sản xuất nông nghiệp nên việc sử dụng thuốc BVTV khá phổ biến. Trong quá trình dùng thuốc bảo vệ thực vật bà con nông dân vẫn còn mắc nhiều hạn chế, thiếu sót trong việc sử dụng thuốc như sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết, sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly, nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV “4 đúng” (đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng cách) gần như không được áp dụng. Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến chăn nuôi, sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 26 cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, trước đó 02 trường sai phạm đã bị xử lý. Trên địa bàn huyện cũng đã triển khai xây dựng hơn 200 hố thu gom chai lọ, bao bì, hiện nay đã xây được 83 hố. Cử cán bộ xuống tại địa bàn các xã (mỗi xã một người) để tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng quy trình, đúng liều lượng hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp để lại nhiều hậu quả, như: Tồn dư thuốc BVTV trên cây trồng, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, việc xử lý rác BVTV trên đồng ruộng gặp khó khăn. Với tâm lý muốn phòng ngừa dịch hại, diệt sâu nhanh, hiệu quả, nên không ít nông dân tự ý tăng liều lượng, sử dụng thuốc ngoài danh mục. Nhiều vùng sản xuất, lượng thuốc BVTV được sử dụng gấp 2 – 3 lần so với bình thường, với liều lượng, độc tính cao (vượt mức khuyến cáo).
Việc sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân còn nhiều bất cập, do trình độ hiểu biết về các loại thuốc còn hạn chế. Ý thức, trách nhiệm người sử dụng thuốc đối với bản thân và cộng đồng chưa cao, chưa thấy được trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Họ chỉ quan tâm đến năng suất, mà chưa quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của mình và người tiêu dùng, không đảm bảo thời gian cách ly khi phun thuốc BVTV.
Trước tình trạng trên, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho quần chúng nhân dân, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc đúng cách, an toàn.
Việc lạm dụng thuốc BVTV đem lại những hệ lụy xấu, tiêu cực. Thuốc gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường, diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. Thuốc BVTV nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm ngộ độc người sử dụng giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Sử dụng thuốc BVTV càng nhiều, càng rộng, càng không đúng kỹ thuật thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng nguy hại.
Người ta khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vì:
- Thuốc bảo vệ làm ô nhiễm môi trường đất: Khi bón quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, cây trồng không sử dụng hết nên ngấm xuống đất, các chất bảo vệ thực vật, trừ sâu độc hại ngấm vào đất gây ô nhiễm đất
- Thuốc bảo vệ làm ngộ độc cây: Khi phun thuốc trừ sâu quá nhiều, cây hấp thụ không hết mà vẫn tiếp tục được cung cấp thì cây sẽ bị ngộ độc và cây sẽ chết
- Thuốc trừ sâu còn gây ngộ độc cho người dùng: Thuốc trừ sâu tàn dư từ sự phun bừa bãi còn ở trên sản phẩm thu hoạch, khi người dùng sử dụng sẽ gây dị ứng, có thể gây tử vong.
Nhớ tik cho mk nha!!!
Tuỳ vào từng loại cây trồng và điều kiện tự nhiên khác nhau, ta có:
- Trồng cây theo phương pháp canh tác truyền thống: Đây là phương pháp trồng cây truyền thống, được sử dụng từ lâu đời tại Hải Phòng. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón hóa học để cải thiện chất lượng đất và tăng năng suất cây trồng.
- Trồng cây theo phương pháp hữu cơ: Phương pháp này sử dụng phân bón hữu cơ và các phương pháp canh tác hữu cơ để trồng cây. Phương pháp này giúp cải thiện chất lượng đất và giảm sự ô nhiễm môi trường.
- Trồng cây theo phương pháp thủy canh: Phương pháp này sử dụng nước để trồng cây thay vì đất. Phương pháp này giúp tiết kiệm nước và không gian trồng cây.
Lợi thế của các phương pháp trồng trọt này là giúp cải thiện chất lượng đất, tăng năng suất cây trồng và giảm sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp trồng trọt phù hợp cần phải dựa trên điều kiện địa phương và loại cây trồng.
BẢO VỆ ĐẤT:
Biện pháp sử dụng đất | Mục đích |
– Thâm canh tăng vụ. | – Không để đất trống trong thời gian giữa 2 vụ thu hoạch, tăng lượng sản phẩm. |
– Không bỏ đất hoang. | – Luôn có sản phẩm để thu hoạch. |
– Chọn cây trồng phù hợp với đất. | – Cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao. |
– Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo. | – Sớm có thu hoạch, qua sử dụng đất sẽ được cải tạo nhờ làm đất, bón phân, tưới nước… |
CẢI TẠO ĐẤT:
Biện pháp cải tạo đất | Mục đích | Áp dụng cho loại đất |
– Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. | – Tăng bề dày của lớp đất canh tác. | – Có tầng đất mặt mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu. |
– Làm ruộng bậc thang. | – Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi. | – Đất dốc ( đồi ; núi ). |
– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh. | – Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. | – Đất dốc ; đất cần được cải tạo. |
– Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. | – Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. | – Đất phèn. |
– Bón vôi. | – Khử chua. | – Đất chua. |
- Các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến ở nước ta: hái, nhổ, đào, cắt, máy thu hoạch.
- Liên hệ thực tiễn gia đình và địa phương:
+ Lúa: Cắt.
+ Ngô: Hái.
+ Sắn, khoai tây, khoai lang: Đào.
+ Cây ăn quả: bưởi, táo, ổi, xoài, dưa chuột,..: Hái.
+ Các loại rau lá: rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau khoai lang,..: Hái.
+ Các loại rau củ: su hào, bắp cải, lạc,..: Nhổ.
Vì sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, tàn dư của thuốc bảo vệ TV có thể gây ngộ độc cho con người và các lào động vật khi sử dụng
=> Tóm lại: Ảnh hưởng về nhiều mặt
=> Ko sử dụng thuốc bảo vệ TV quá nhiều trong trồng trọt.
Nhớ tik cho mik nha!!
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
* Tác dụng của thuốc BVTV
a. Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc
Cách thông thường để kiểm soát sâu hại là phun thuốc BVTV lên sâu hại hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua lớp vỏ cơ thể sâu hại. Thuốc có tác dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp xúc.
b. Thuốc BVTV tác dụng vị độc
Thuốc có tác dụng vị độc được sử dụng ở dạng phun, bột rắc hay mồi độc và được dùng để diệt các loài có hại qua đường miệng của chúng. Các loài có hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn qua miệng.
c. Thuốc BVTV tác dụng nội hấp
Một vài loại côn trùng như ve, rệp,...hút nhựa bằng miệng. Chúng dùng miệng nhỏ hình kim cắm vào cây trồng và hút nhựa. Loài côn trùng này rất khó diệt bằng loại thuốc có tác dụng tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn của chúng là nhựa cây, chúng ta có thể đưa thuốc vào cơ thể côn trùng đó. Đó là cách gây tác dụng nội hấp.
d. Thuốc BVTV tác dụng xông hơi
Để loại trừ một số sâu hại ngũ cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện pháp xông hơi. Thuốc xông hơi được đưa vào khu vực cần xử lý ở dạng rắn, lỏng hoặc dạng khí. Thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp.