Xác định các kiểu ẩn dụ có trong các câu sau và phân tích tác dụng :
A; thuyền về có nhớ bến chăng bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
B, cha lại dắt con đi trên cát mịn ánh nắng chảy đầy vai
C, ngoài thềm rơi chiếc lá đa tiếng rơi rất mỏng như Là rơi nghiêng
D, chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Xác định kiểu nhân hóa trong các ví dụ sau.
A, sấm ghé xuống sân khanh khách cười
B, dừa ơi cứ nở hoa đơm trái bác vẫn chăm tay tưới nước bồn
a) Trong câu ca dao : “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Thì “thuyền”, “bến” không phải là để chỉ thuyền và bến, mà nó là hình ảnh để nhân vật trữ tình gửi gắm tình cảm, mượn hình ảnh thuyền và bến để nói chuyện đôi lứa. Ở đây có sự so sánh ngầm giữa các đối tựng có tính tương đồng, “thuyền” là nhân vật nam (thuyền: thường di chuyển, chỉ người con trai), “bến” là nhân vật nữ (cố định, chỉ người con gái ở lại đợi chờ). Thay vì nói: Chàng ơi có nhớ thiếp chăng Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Thì cách nói trên ý nhị hơn, kín đáo hơn.
c)Tong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.
b)
Ánh nắng chảy đầy vai.
=> T/dụng : Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đả gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.
d)2 câu thơ trên trích trong vb''quê hương'' of tế hanh.với hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2 câu thơ đã được tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về.Tác giả không chỉ thấy thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say xưa của con thuyền và cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Con thuyền ấy vô chi trớ nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân làng chài ,con thuyền ấy cũng thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi.
c) Phép tu từ: so sánh: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tiếng rơi được so sánh với sự nghiêng qua từ" như là" làm cho câu thơ thêm sống động, sức diễn đạt thêm phong phú
" tiếng rơi rát mỏng" - tiếng rơi hải đi kèm với các tính từ nhưu to, nhỏ, nhưng tác giả lại dùng từ mỏng( chỉ trạng thái của sự vật loại giấy)
=> phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu thơ đã sử dụng 2 phép tu từ ẩn dụ, so sánh, vừa làm câu văn thêm snsgt ạo, lại vừa diễn tả được tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ