K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2017

Khi còn nhỏ, tôi đã được đi chợ phiên nhưng cho đến bây giờ hình ảnh của phiên chợ ấy vẫn còn đọng mãi trong tôi với những dòng ký ức ngọt ngào về miền quê thơ ấu thanh bình và yên ả.

Các bạn đã đi chợ phiên bao giờ chưa? Tôi đã được đi một lần khi còn nhỏ nhưng cho đến bây giờ hình ảnh của phiên chợ ấy vẫn còn đọng mãi trong tôi với những dòng ký ức ngọt ngào về miền quê thơ ấu thanh bình và yên ả.

Đó là một nhày mùa thu dịu dàng. Bầu trời rất xanh và trong với những dải mây hồng đang lững thững dạo chơi. Đàn chim nhạn là đám mây trắng mỏng lướt qua mọi vật. Bà tôi đã dậy lừ lúc nào. Khi tôi rửa mặt thì bà đang cặm cụi nhóm bếp lửa đun nước. Sáng nay, tôi sẽ cùng bà đi chợ phiên. Tôi vô cùng háo hức.

Bà cháu tôi bắt đầu đi khi sương vẫn còn đọng trên những vòm lá. Bà tôi đội chiếc thúng tre trên đầu, bên trong là mấy bó rau vườn nhà. Từ nhà ra chợ đi một lát là đến. Bà tôi ngồi bán rau ngay đầu chợ còn tôi vào trong xem. Khu chợ này nhỏ thôi, nhưng có rất nhiều gian hàng. Mái chợ được lợp bằng những tấm cọ. Dãy hàng đầu tiên chỉ có bốn gian. Gian thứ nhất bán bánh mì. Những chiếc bánh mì dài, nóng hổi. Vài em bé vừa chỉ tay vào gian bánh vừa vùng vằng đòi mẹ mua. Gian thứ hai bán bánh rán, loại bánh rán mật chỉ bé bằng ba ngón tay chập lại nhưng bọn trẻ chúng tôi mê vô cùng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy vị ngọt ngào của mật đường, vị dẻo thơm của bột nếp và vị thơm bùi của đỗ xanh. Và có một loại bánh không thể không nói đến: bánh hú tai mèo. Miếng bánh dẻo thơm làm từ bột gạo, một thứ bánh quen thuộc mà sao lần nào ăn tôi cũng thấy nó ngon lạ kỳ. Hai đầu bánh nhọn như tai mèo nên có tên gọi là bánh hú tai mèo. Và gian thứ tư: gian này không bán bánh mà bán cốm. Cái hương lúa dịu dàng hoà quyện trong hương lá sen thơm mát ấy đã níu bước chân tôi lại bên gánh cốm. Bác hàng cốm tuy đang bận gói cốm cho khách nhưng vẫn ngẩng lên tươi cười với tôi:

- Mua cốm đi cháu! Cốm thơm ngon đấy!

Thấy tôi cứ đứng tần ngần không nói, bác bán cốm cười:

- Không có tiền chứ gì? Cứ lấy đi, bác với bà mày là hàng xóm với nhau cả, có gì đâu!

Rồi bác dúi vào tay tôi một gói cốm nho nhỏ. Tôi cảm ơn bác bán cốm tốt bụng và đi tiếp. Cốm ngon quá! Vui thì ăn càng ngon. Tôi nhúp vài hạt một lên ăn, cái miếng cốm ấy bây giờ tôi vẫn nhớ. Vừa đi tôi vừa nghĩ: Hay thật! Đúng như bà mình nói "hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

Chợ bây giờ đã đông hơn. Người người ra vào tấp nập. Những tiếng mời mua, mặc cả, những tiếng cười đùa, hỏi thăm vang lên ồn ã. Tôi bước sang dãy bán thịt, cá. Đây là dãy đông nhất. mọi người kín lại, chẳng còn lối đi. Tôi lách qua một cách khó nhọc, lại bị chen kín nên chỉ nhìn thấy những chú cá béo tròn, nào rô, nào trắm đang lượn đi lượn lại trong chậu, vài chú cố sức trườn ra ngoài rơi "bẹp" xuống đất, giãy đành đạch trước khi được đưa trở lại chậu; những tảng thịt lợn, thịt bò hồng tươi, săn chắc, nhìn rất ngon lành, những chú gà, mụ vịt đang cãi nhau "quác, quác", "cạc, cạc" ầm ĩ. Rồi những tiếng tranh mua miếng thịt ngon, tiếng mặc cả. Tất cả tạo nên một bản hoà tấu sống động.

Dãy thứ tư bán hoa quả và rau. Những trái dưa vàng, dưa hấu tròn như những chú heo con. Những trái thanh long đỏ hồng và tròn căng. Những trái cam tròn trịa, mập mạp, nhìn đã ứa nước miếng. Lại thêm cô bán hàng xởi lởi nên chàng ai mặc cả làm gì. Rồi còn có bao nhiêu rau: rau cải, rau muống, xà lách, mùi, húng đủ loại. Những mớ rau tươi, non, xanh mơn mởn vẫn còn long lanh sương đêm. Những ngọn rau phất phơ trước cơn gió buổi sớm như mời gọi. Chợt tôi nghe tiếng gọi:

- Trang ơi!

Ồ! Bà tôi đã vào đây tự lúc nào, mấy mớ rau đã hết. Giờ dây, trong thúng là thịt, trứng, bánh và đậụ phụ. Bà tôi nói:

- Bà thấy cháu từ ngoài kia, gọi mãi mà cháu không nghe thấy. Cháu đi nhanh thế!

Tôi được bà khen đi nhanh, cười tít cả mắt mà không để ý trán bà lấm tấm mồ hôi.

Mặt trời đã lên cao, chợ đã vãn. Dòng người đổ ra đường, chảy mãi trong không gian bao la. Tôi với bà cũng hoà vào dòng chảy ấy. Ra cổng, tôi lại thấy thêm một thứ mà lúc nãy vào tôi không để ý. Dưới gốc cây đa, một bà già tóc bạc phơ, miệng móm mém nhai trầu đang ngồi bên một tấm bạt bày vài gói kẹo lạc, kẹo bi, những cái bánh vừng, kẹo hồ lô..., những thứ bánh kẹo rẻ tiền nhưng là cả một mơ ước với chúng tôi thuở ấy. Bây giờ thì chẳng còn những cụ già tóc bạc ngồi bên gánh hàng đơn sơ như vậy nữa.

Tôi đã xa quê lâu rồi và cũng chẳng còn có dịp trở lại phiên chợ năm xưa nữa. Cho dù tôi về quê thì quê hương cũng đã đổi thay. Sẽ chẳng có một chuyến tàu nào đưa tôi về được với miền quê và phiên chợ ấu thơ. Nhưng mãi mãi hình ảnh về phiên chợ ấy sẽ là ký ức đẹp trong tôi. Dàn đồng ca của bầy chim trên cao đang hót sao mà tha thiết quá!

Mở bài:

+ Phiên chợ em chứng kiến là phiên chợ gì? (chợ thường hay chợ Tết).

+ Ấn tượng chung nhất của em về phiên chợ đó?

Thân bài:

+ Tả khái quát:

- Thời gian và địa điểm họp chợ?

- Số phiên họp trong một tháng nhiều hay ít?

+ Tả chi tiết:

- Từ lúc trời còn sớm: bầu trời, cây cối, chợ còn vắng vẻ, từng tốp người lũ lượt kéo nhau đi chợ...

- Khi trời sáng: chợ đông đúc, ồn ào, nhộn nhịp...

- Tả chi tiết các mặt hàng được bày bán trong chợ: hàng thịt, hàng cá, hàng rau, hàng hoa quả, hàng quần áo (số lượng, màu sắc)...

- Những người đi chợ: vẻ mặt, trang phục, hoạt động mua bán, lời nói...

Kết bài:

Cảm xúc, suy nghĩ của em khi được tham gia vào buổi chợ ấy.

Bài làm:

Mặt trời tiết cuối đông nhọc nhằn chọc thủng màn sương sớm, từ từ nhô lên khỏi rặng tre của làng xa. Bầu trời dần tươi sáng, cảnh vật như bừng tỉnh để đón chào ngày mới, đón cháo một mùa xuân mới đang sắp sửa tới gần…
Từ các xóm làng, từ các mái nhà còn sương lam ôm ấp, mọi người đổ ra đường, người gồng gánh, kẻ bưng thúng, xách giỏ, có người đẩy xe chở hàng. Họ lần lượt dồn lên con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân đi thoăn thoắt…Tất cả đều tiến về chợ huyện.

Phiên chợ Tết thật đông. Tiếng lợn con en éc, tiếng gà gáy oát…oát, tiếng vịt cạc…cạc, tiếng người nói bi bô trong chợ. Các gian hàng nhanh chóng được bày diện. Nào áo, quần, giày dép nhiều loại, bánh mứt đủ màu, rau quả tươi roi rói, kẻ muôn người bán lon xon, chật ních.

Trước cổng chợ, những bức tranh lợn, gà heo, chuột ếch,… được giải treo tiếp nối nhau trông thật đẹp mắt. Rồi bức tranh của làng quê cũng hiện lên từ xa: Biển lúa vàng óng ả, chú bé ngồi ngất nghểu trên lưng trâu ung dung thổi sáo, đàn cò trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, chim én lượn vòng trên xóm chợ… Một bức tranh đầy quyến rũ, ấm áp lạ thường.

Sương tan, nắng ấm rải nhẹ trên hoa lá, chợ đông nghẹt, đủ thứ màu sắc trà trộn, đủ thứ âm thanh chen lẫn. Không ai nói to cũng không ai nói nhiều. Nhưng lường phát âm của vô số người đã làm phiên chợ âm ầm giữa miền quê yên tĩnh và vô cùng vui tươi, trù phú. Sắc xuân rón rén đến gần, xuân phảng phất trong từng nụ hoa đang chúm chím.

Mặt trời đã ngả về phía tây, chợ vẫn tưng bừng hàng hóa vẫn tấp nập các quầy. Từ các nơi, các loài hoa nườm nượp đưa về. Nào là hoa mai, hoa đào, hoa cẩm chướng, hồng nhung… Chúng rạng rỡ như cô thiếu nữ, chúng lay động dưới ánh xuân như tuổi đôi mươi. Đây đó, một vài cụ đồ nho hí hoái viết thơ xuân, viết những câu đối đỏ trên bức sáo, mọi người chen nhau đọc. Có người mãi ngắm tranh, ngắm hoa, đọc thơ mà quên cả thời gian vận hành, buổi chiều hửng ấm đã nhạt nhòa ngã xuống.

Cho tới lúc trời tối, chuông chùa văng vẳng ngân vang, mọi người tạm ngưng phiên chợ. Họ lũ lượt trở ra về. Khung cảnh tưng bừng nơi chợ Tết bắt đầu mờ dần rồi mất hẳn, không còn trông thấy một cái gì nữa bởi sương đêm. Phảng phất trong không khí có mùi hương quen thuộc, mùi lúa mới, mùi trái ngọt, hoa thơm… Tất cả đều đặc biệt, đáng yêu, đáng quí bởi nó là mùi vị của một làng quê Việt Nam trù phú, thấm đượm nghĩa tình, ấm nồng hương đồng cỏ nội.

Phiên chợ Tết đã đem đến cho con người bao điều thú vị. Ai cũng hối hả, khẩn trương với công việc của mình. Họ rạo rực đón xuân trong niền vui lao động. Tôi cũng hồi hộp đón xuân và lo nghĩ đến nhiệm vụ của chính mình.

23 tháng 4 2020

m hỏi bọn t rồi chép của bọn t khác đ** gì chép mạng

23 tháng 4 2020

Đề hãy tả lại cảnh sinh hoạt thường ngày nơi em đang sống 

Cảnh sinh hoạt là một trong những đề tài chủ yếu trong nhiều thơ văn, tác phẩm bởi nó mang nhiều dấu ấn, gần gữi với đời sống dân dã. Vì thế mà cảnh sinh hoạt đã dần trở thành điểm nhấn, khó quên trong tim mỗi người. Và cả tôi cũng vậy, tôi cũng đã bắt đầu cú ý đến cảnh sinh hoạt ở đời sống hiện tại. Bởi hình ảnh ấy khó quên, ấn tượng trong tim tôi.

Tôi ở thành phố, không phải như ở nông thôn: có tiếng gà đánh thức, có tiếng người thợ bán bánh, có tiếng loa phường báo hiệu mõi người thức giấc. Nhưng sinh hoạt ở tôi lại vô cùng đặc sắc. Mọi người từ tờ mờ sáng đã nườm nượp, tấp nập nhau đi làm, học tập và làm việc. Nhưng ai nấy đều không quên chào nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp.

Cũng giống sáng sớm, buổi chiều chính là thời điểm tan tầm nên dòng xe cộ rất đông đúc, xe đi lại tấp nập. Và vào buổi tối-khoảng thời gian nghỉ ngơi của mọi người. Dường như ai nấy đều đi chơi, hay quây quần bên gia đình, tìm cho mình một mục đích, một công việc riêng,...

Dù sinh hoạt ở mỗi nơi, mỗi chỗ đều khác nhau nhưng tất cả đều có một nét chung. Đó là người dân ai nấy đều hòa thuận, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.

BẠN THAM KHẢO NHA!!!

Bạn tham khảo nha :

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

     Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò chuyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

    Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.

~ HT ~

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước

4 tháng 4 2018

chợ ồn ào đông đúc .

11 tháng 4 2018

  Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

  Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

  Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…

  Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước...

  Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.

16 tháng 8 2021

Tham khảo:

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình lên sâu vào lớp sương đêm dày đặc. Vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng. Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyện đi vào chợ.

Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt một thêm hai đồng bạc. Có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi.

 

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ. Những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kỹ tính của các bà nội trợ đảm đang. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước.

Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu. Mọi người bán đã dọn hàng về nhà nghỉ ngơi. Chợ đã tan từ lâu.

16 tháng 8 2021

Tham khảo hay quá ha!

18 tháng 10 2018

Những tia nắng yếu ới cuối cùng cũng biến mất sau những đám mây đen từ đâu kéo đến. Bầu trời và cả không gian chợt như dịu lại.Trời sắp mưa rồi!

Gió thổi mạnh, thốc đám bụi cuộn tròn bay lên cao, rồi lại tung chúng ra, rắc xuống mặt đất. Gió vỗ vào mặt, luồn vào tóc những người đi đường đang vội vã chạy mưa. Cây cối lao xao, xào xạc, những chiếc lá già úa không trụ được, rời cành rồi lượn bay theo gió.

Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh.

Sau một hồi nô đùa, chạy nhảy, mưa ngớt dần, chỉ còn những hạt mưa chậm chân đang vội vã chạy theo các bạn về đích. Nước mưa trên mặt đường thi nhau chảy vào những rãnh cống hai bên hè phố trả lại mặt đường sạch bóng. Cây cối hả hê khoe đám lá xanh mướt vừa được tắm gội của mình. Trời trong xanh, cao vời vợi, đằng Đông lại le lói một vài tia nắng. Mấy chú sẻ nhỏ trú mưa đâu đó dưới tán lá ríu rít gọi nhau ra đón nắng. Mọi người và xe cộ lại hối hả trên đường trong không khí mát dịu sau cơn mưa.

Cơn mưa rào đầu hè đến nhanh mà đi cũng nhanh làm sao! Cảm ơn cơn mưa đã tiếp thêm sức sống kỳ diệu cho muôn loài.

23 tháng 3 2018

Đề 1 :

Quê tôi ở thành phố Hòa Bình, một thành phố nhỏ ở vùng núi phía Bắc, ngay cái tên đã gợi lên sự yên bình, giản dị. Quê hương tôi nổi tiếng nhất có lẽ là đập thủy điện Hòa Bình nhưng còn một nơi nữa mà rất nhiều người biết đến đó là chợ Nghĩa Phương. Chợ đã được thành lập cách đây mười năm, là nơi tập trung buôn bán của rất nhiều thương lái.

   Chợ Nghĩa Phương trước khi được xây dựng là một chợ tự phát của người dân. Họ đổ ra buôn bán ven đường gây ùn tắc và nguy hiểm đến những người tham gia giao thông, bởi vậy, chính quyền địa phương đã xây chợ để tạo điều kiện cho mọi người thuận lợi mua bán. Chợ được xây to đẹp, với diện tích lớn, chia làm nhiều gian hàng rất quy củ. Chợ chia làm 10 dãy chính: hai dãy đầu buôn bán quần áo, hàng xén, bốn dãy hàng tiếp theo buôn bán thực phẩm, rau cỏ; hai dãy tiếp bán những sản vật địa phương, các dãy còn lại và phần cuối chợ dành cho các loại gia cầm và hải sản. Với sự phân chia hợp lí như vậy, tạo ra sự thuận lợi cho việc mua bán ở chợ.

Đề 2 : ố em là một người rất quý cây cối nên khi xây nhà, bố đã để lại một khoảnh sân để trông cây. Khu vườn nhà em nhỏ xinh nhưng có rất nhiều cây.  

Lúc đầu, cả khu vườn chỉ có một cây hoa hoàng lan. Cây lan này ông nội em trồng cánh lá vươn đến tận ban công tầng ba, chạm vào cửa sổ của phòng em. Hoa hoàng lan nhỏ, cánh dài, mùi thơm thoang thoảng bay khắp phố. Hoa hoàng lan khi mới nở có màu xanh non, hòa vào cùng màu lá nhưng khi nở xòe thị chuyển sang màu vàng. 

Biết em thích hoa hướng dương, bố trồng cho em ba cây. Hướng dương là loài hoa của mặt trời. Mặt trời đi đâu, ba bông hướng dương của em lại quay theo đó. Nhưng bông hoa hướng dương màu vàng rực rỡ, dưới ánh mặt trời nó làm khu vườn trở nên rực rỡ hơn. Nhưng chiều xuống, cũng là lúc mặt trời lặn, chúng ủ rũ trông thật đáng thương. Chắc phải chia tay với mặt trời nên chúng thấy buồn đó mà. Ngày mai khi gặp mặt trời, chúng sẽ vui ngay thôi. 

Bố còn trồng một cây chanh giấy. Những quả chanh tròn xoe, da căng bóng, vỏ mỏng và mọng nước. Hàng xóm ai cũng mê cây chanh nhà em, thỉnh thoảng đi chợ quên mua chanh hay lá chanh, các bác thường chạy sang nhà em xin. Ai cũng xuýt xoa vì cây chanh sai quả, lại nhiều nước. Bố trồng cây chanh cho mẹ vì mẹ thích chấm rau muống với nước mắm chanh. 

Bên cạnh cây chanh là cây lựu. Vì là lựu cảnh nên nó nhỏ xíu. Đến mùa ra hoa, nhưng bông hoa lựu lập lòe khoe sắc như những dốm lửa nhỏ cháy bập bùng, báo hiệu mùa hè. Hoa lựu đỏ góp thêm sắc màu chói chang cho mùa hè rực rỡ. Trong vườn còn có mấy bác chuối cảnh. Màu xanh mướt của những tàu lá chuối được điểm thêm sắc đỏ của hoa chuối khiến chúng trở nên nổi bật dàn hoa thiên lý cho món canh thiên lý của mẹ. Giữa mùa hè nóng nực mà có to canh hoa thiên lý nấu với cua hoặc thịt nạc thì mọi bực bội và mệt mỏi sẽ bay hết. Mà hoa thiên lý cũng rất thơm. 

Khu vườn nhà em đủ các loại cây. Trông xa nó chẳng khác gì một khu rừng rậm nhiệt đới thu nhỏ. Một mảnh sân bé tí mà có bao loại cây cảnh sinh sôi, đơm hoa kết trái. Em rất yêu khu vườn nhà em. 
 Bạn tham khảo nha

Bài làm

Một ngày mới lại bắt đầu.

Mặt trời dẩn dần hiện lên sau mấy dãy nhà cao tầng và bắt đầu chiếu ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm mai. Cả một khoảng không rộng lớn đang từ từ chuyển sắc. Thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp không gian, cùng với ánh sáng, không khí cũng đang vận động. Nó trở nên nhẹ và trong, mát rượi, kích thích vào từng thớ thịt, khiến con người ta cảm thấy khoan khoái lạ thường. Bên dưới kia, hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc, đang khẽ rùng mình. Trên những chiếc lá ướt đẫm hơi sương là những chú sâu còn ngái ngủ, khẽ cuộn tròn người trong lá chưa chịu chào đón bình minh. Những chú chim chăm chỉ hơn đã dậy từ rất lâu và đang cất lên những khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca, những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên nhũng con đường. Không gian không còn yên tĩnh mà chuyển dần sang huyên náo rộn ràng. Đó là tiếng nói cười rộn rã của những cô cậu học trò đang rảo bước tới trường, là tiếng động cơ xe máy và tiếng còi tàu buổi sớm.
Tất cả dường như đã bừng tỉnh để bắt đầu một ngày lao động mới.

# Học tốt #

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.


Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. 


Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụng xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.


Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. 


Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhưng tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...


Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao mà lớn thế còn mình thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xòe tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.


Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai. Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. 


Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.