K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2017

trong bài tìm hiểu chung về văn nghị luận đúng k???

2 tháng 3 2017

trong phần E sách ngữ văn 7 t2 tr 60 đó bn

21 tháng 1 2022

Giúp mk vs

 

21 tháng 1 2022

tham khảo

Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, chắc chắn bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã bị uống rất nhiều nước và suýt chết đuối. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn đã không hề đánh được quả nào ra hồn. Không sao đâu vì tất cả mỗi người để bước đi được những bước đi vững chãi đầu tiên đều ít nhất phải có một vài lần vấp ngã. Đừng sợ vấp ngã. Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã, mà chính là vươn lên từ mỗi lần vấp ngã. Giống như Anten, nếu tự mình đứng dậy, bạn sẽ mạnh mẽ hơn.

 

Vấp ngã có nghĩa là gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khiến ta không thể đạt đến mục đích trong công việc và trong cuộc sống. Ở đây, vấp ngã có thể hiểu thất bại, khiến ta bị tổn thương, gây cho ta sự đau đớn. Vấp ngã hay thất bại có thể do hoàn cảnh, cũng có thể do chính bạn.

Vấp ngã hay thất bại vốn là một phần của cuộc sống. Và thành công cũng thế. Không có vấp ngã sẽ không thể có thành công. Nói như vậy không hẳn đã đúng nhưng chính mỗi lần vấp ngã sẽ khiến chúng ta cẩn trọng hơn trong công việc, nhận biết rõ những sai lầm và nâng cao quyết tâm khởi tạo lại từ đầu một cách chắc chắn hơn. Chính những lần vấp phải thất bại đã tăng cường ở con người nguồn sức mạnh mới hơn, lớn hơn.

Có vấp ngã ta mới làm lại và rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, điều mà chúng ta thường xem nhẹ trước khi thất bại. Có vấp ngã ta mới biết mình còn nhiều yếu kém cần phải sửa chữa, còn nhiều sai lầm cần phải khắc phục, còn nhiều khuyết điểm cần phải khắc chế. Giải quyết xong những hạn chế ấy, chắc chắn bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.

 

“Vạn sự khởi đầu nan” đúng như lời ông cha ta nói. Không có việc gì dễ làm mà mang lại thành quả lớn lao. Hãy khống chế nỗi sợ hãi để bước qua được những gian nan đầu tiên đó, chắc chắn con đường tương lai sẽ rộng mở trước mắt bạn và thành công sẽ đến với bạn không xa. Đừng sợ vấp ngã bởi khó khăn hay thất bại là những nấc thang đưa bạn tới thành công. Không có nó, bạn sẽ trở nên chủ quan, kiêu ngạo. Chính kiêu ngạo và chủ quan sẽ khiến bạn thất bại nhanh nhất.

 

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con cổng trường mở ra”. – nhà văn Lý Lan trong bài viết Cổng trường mở ra đã viết như thế. Câu văn ấy như một minh chứng cho sự kiên cường và tinh thần tự lập, mà cha mẹ muốn nhắn gửi đến các con. Vì vậy, sống trên đời là không chịu thua trước số phận, không lùi bước trước khó khăn và hơn thế nữa là “đừng sợ vấp ngã” nếu mai này giông tố cuộc đời có đến bủa vây ta.

Người không nản lòng trước khó khăn hay thất bại thường tràn đầy nghị lực vươn lên. Họ là những người giàu ý chí, kiên định với mục tiêu, lúc nào cũng sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, tự tin hướng đến tương lai tốt đẹp. Trên bước đường thành công, những khó khăn trở ngại là không thể tránh khỏi. Đừng thấy sóng cả đã vội ngã tay chèo.

Không đầu hàng trở ngại chính là bản năng mạnh mẽ nhất của con người. Lúc bé thơ, dù có ngã đau, ta vẫn vui vẻ đứng lên và đi tiếp. Không có gì khác ngoài sự kiên cường, tinh thần tự lập đã xuất hiện trong ta từ khi còn nhỏ. Chỉ là khi lớn lên, do nhiều yếu tố ngoại cảnh, thời gian làm ta quên dần đi bản năng sinh tồn ấy.

Con người cần phải dũng cảm đứng lên sau mỗi lần thất bạị, phải thể hiện bản lĩnh, kiên định ý chí, phát huy tài năng của mình trước thử thách vì “thất bại là mẹ thành công”. Đừng sợ vấp ngã, đừng bao giờ bỏ cuộc dù cuộc sống có khắc nghiệt đến thế nào.

Cuộc đời có lắm đau thương, có lắm biến động thì con người ta mới trưởng thành và vững chãi hơn. Đừng bao giờ nản lòng chùn bước hay than trách oán giận. Vấp ngã để ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường và dung hòa giữa mọi thứ để sống tốt, sống bền với đời. Vấp ngã để cảm nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ, biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh ta hơn nữa.

 

Chỉ có người nào đã một lần trượt ngã mới biết được cái trắc trở của đường đi. Nếu đời người không một lần vấp ngã, con người sẽ trở nên kiêu ngạo, tự đắc bản thân, xem thường khó khăn thử thách, sống liều lĩnh và cố chấp. Lúc đó, không những ta sống sai mà tình người cũng mất.

 

Biết khiêm nhường để học hỏi, rút kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân, con người mới có sức mạnh để chiến thắng hoàn cảnh. Kẻ kiêu căng tự mãn là kẻ dễ bị thất bại nhất.

Trong cuộc sống, để chiến thắng bản thân, chiến thắng nghịch cảnh không có sức mạnh nào mạnh hơn ý chí kiên định và niềm tin vào bản thân. Tin tưởng vào bản thân và hướng đến những giá trị hữu ích khiến ta không sợ vấp ngã.

Nhà bác học Edison hơn nghìn lần thất bại mới chế tạo ra được bóng đèn chiếu sáng. Dân tộc nhật Bản đã xây dựng một đất nước hùng cường từ đóng đổ nát sau chiến tranh. Tổng thống vĩ đại Nelson Mandela dẫu bị giam cầm, bị tra tấn trong một quãng thời gian dài đến 27, bằng sức mạnh của lòng vị tha và tinh thần hòa giải, ông đã hàn gắn hố sâu mâu thuẫn sắc tộc, mở ra kỷ nguyên mới cho Nam Phi sau hàng chục năm xung đột. Chính vì điều đó, Nelson Mandela trở thành biểu tượng mạnh mẽ của phong trào chống phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới. tất cả là minh chứng hùng hồn cho tinh thần vượt qua vấp ngã để vươn đến thành công vĩ đại.

Vấp ngã sẽ không phải là thất bại nếu bạn dám đứng lên và bước tiếp. Thất bại chỉ đến khi bạn không chịu đứng dậy khi vấp ngã. Thất bại là cơ hội để con người khởi đầu một lần nữa một cách hoàn hảo hơn. Những ai đầu hàng khó khăn và số phận thì thật đáng trách. Họ bị hoàn cảnh khuất phục. Họ quá hèn nhát và yếu đuối.

Không phải liều lĩnh là đem lại kết quả tốt đẹp nhưng gượng dậy sau mỗi lần vấp ngã là rất cần thiết. Hành động liều lĩnh, quyết liệt là một tinh thần dũng mãnh, một nghị lực phi thường và yếu tố quan trọng nhất chính là đối mặt trước thất bại để rèn luyện cho mai sau nhưng nó cũng có thể đẩy ta vào chỗ hiểm nguy do nóng vội, thiếu suy xét. Nếu tạo hoá tô lên cuộc đời bạn màu đen, hãy tự tin vẽ lên đó những vì sao lấp lánh.

Có những người vì sợ vấp ngã mà không dám bước đi, không dám hành động. Họ đã bỏ qua nhiều cơ hội để thành công mà cứ ngỡ rằng nó chưa từng đến. Những người như thế thật yếu đuối, kém cỏi, không thể nào có được thành công đích thực trong cuộc sống này.

Mọi thứ đều có thể làm lại được nếu ta còn tồn tại và mong muốn làm điều đó. Thế nên, bạn đừng sợ vấp ngã. Nếu mai này cuộc đời có trắc trở, có đổi thay, hãy bắt lấy niềm tin, nuôi dưỡng ước mơ như một đứa con tinh thần để từ đó làm động lực mà đi lên. Chúng ta luôn được nâng đỡ bởi gia đình. Dẫu có vấp ngã, đã có những người xung quanh ta chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ. Nhưng sẽ không gì sánh bằng được với ý chí và nội lực của bản thân. Có thành công hay có thất bại, tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân mình.

 

Không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó là rất tốt. Khi vấp ngã rồi, hãy đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn. Lời khuyên “Đừng sợ vấp ngã” của người đời như một chân lý hết sức đúng đắn. Mỗi chúng ta nên tu dưỡng ý chí, rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại để học tập và theo đuổi mục đích, ước mơ hoài bão tốt đẹp của mình.

21 tháng 1 2022

tham khảo 

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân nên sớm có lòng yêu nước, nhiệt huyết cách mạng.

 

Năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc. Từ năm 1912 đến năm l917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, châu Phi - sống cùng với nhân dân lao động khắp nơi trên thế giới. Bác thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.

21 tháng 1 2022

Tham khảo:

Hồ Chủ tịch là lãnh tụ cách mạng vô sản kiệt xuất, một chiến sĩ cộng sản lão thành, Danh nhân văn hóa của thế giới. Với dân tộc Việt Nam, Người là Cha, là Bác, là Anh, Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Tố Hữu). Đất nước ta, dân tộc ta tự hào về Hồ Chủ tịch - con người giản dị và vĩ đại - tiêu biểu cho truyền thống bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang.

Đầu thế kỉ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thấu hiểu nỗi nhục nô lệ dưới ách xâm lược của thực dân Pháp nên đã noi gương các sĩ phu tiền bối như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh tìm đường cứu nước. Rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm 1911, Nguyễn Tất Thành nung nấu ý chí là phải sang tận nước Pháp để tìm hiểu kẻ thù, từ đó có cách chống lại chúng.

Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc đã cống hiến rất nhiều cho phong trào đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới và trở thành người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1941, với vốn sống thực tế, với kinh nghiệm dày dặn và trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, dân tộc ta vùng lên phá tan xiềng xích của chế độ phong kiến suy tàn và ách nô lệ của thực dân Pháp cùng phát xít Nhật, giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sáng suốt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kỳ kháng chiến và đã kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Nhân dân miền Bắc sau giải phóng phấn khởi bắt tay vào xây dựng đất nước và sát cánh cùng đồng bào miền Nam tiếp tục đấu tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng trí tuệ siêu việt, bằng tấm gương suốt đời phấn đấu, hy sinh vì dân vì nước, đã đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chiến đấu đến cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Lòng nhân ái của Hồ Chủ tịch thể hiện lí tưởng cao cả là một đời phấn đấu, hy sinh để mưu cầu độc lập tự do cho dân, cho nước: “Tự do cho tổ quốc tôi, cơm áo cho đồng bào tôi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Tình yêu thương con người của Bác sâu sắc và rộng lớn. Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, Bác thương em bé mới nửa tuổi đã phải theo mẹ vào chốn lao tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Nhật kí trong tù). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác thương các cháu nhi đồng phải sống khổ sở vì thiếu thốn, vì bom đạn: Nay vì vận nước gian nan, trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Bác luôn quan tâm và yêu thương các cháu với tình cảm chân thành, ruột thịt: Ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh.

Bác thông cảm với người lao động vất vả, cơ cực, lo nỗi lo mất mùa, chia sẻ niềm vui được mùa với nông dân: Nghe nói năm nay trời đại hạn, Mười phân thu hoạch chỉ vài phân… Khắp chốn nông dân cười hớn hở, Đồng quê vang dậy tiếng ca vui... (Nhật kí trong tù).

Lòng nhân ái của Bác Hồ bao trùm khắp các tầng lớp nhân dân:

“Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa,
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già”

(Bác ơi, Tố Hữu)

“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa,
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa”

(Theo chân Bác, Tố Hữu).

Bác suốt đời cống hiến, hy sinh vì quyền lợi của đất nước và dân tộc: Nâng niu tất cả chỉ quên mình (Theo chân Bác, Tố Hữu). Bác sống giản dị, thanh bạch, không bao giờ nói về mình. Đức khiêm tốn, sự hài hòa giữa tư tưởng vĩ đại và phong thái tự nhiên, hồn hậu, gắn bó chan hòa với con người và thiên nhiên của Bác đã tạo nên sức thuyết phục lớn lao đối với dân tộc và nhân loại.

Hồ Chủ tịch là một nhân cách khiêm tốn, giản dị và vĩ đại. Tài năng và đức độ của Bác rất xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn vinh: lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế giới. Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Bác là kết tinh tinh hoa của bốn ngàn năm lịch sử và thời đại. Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một Con Người chân chính.

12 tháng 1 2022

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân toocjanh hùng(3).

1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?

- văn bản: tinh thần yo nước của nhân dân ta
- tác giả:Hồ Chí Minh
- hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt

2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?

phương thức biểu đạt chính : nghị luận
-luận điểm

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
+Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
+Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

 

3.Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu(2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó

- biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...)
- tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"

4.Nội dung của đoạn văn trên

- nội dung: phải luôn ghi nhớ" công lao của các vị anh hùng dân tộc", vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước, thệ hiện 1 tinh thần yêu nước nồng hậu

12 tháng 1 2022

1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

Tác giả: Hồ Chí Minh

2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận

Câu nêu luận điểm của đoạn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình yêu nước của nhân dân ta.

3. Biện phaáp nghệ thuật được sử dụng trong câu 2: Liệt kê

4. Nội dung của đoạn văn trên: Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

9 tháng 5 2018

Phép liệt kê trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

- Sức mạnh của tinh thần yêu nước “ nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn… lũ cướp nước”

- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương các anh hùng dân tộc: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu ,Trần Hưng Đạo, Quang Trung…”

- Sự đoàn kết, hiệp lực của mọi tầng lớp Việt Nam khi đánh Pháp: “ từ các cụ già tóc bạc… ruộng cho Chính phủ.

25 tháng 7 2017

a, - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):

Những luận điểm bài viết:

Mở đầu: Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa

Trình bày nét đặc sắc cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

    + LĐ 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước

- LĐ 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- LĐ 3: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên

- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng

- Luận điểm phù hợp với nội dung bài viết, cách sắp xếp luận điểm khác với cách xếp thông thường khi tác giả nói tới con người, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, rồi mới trình bày nét đặc sắc trong thơ văn của ông

b, - Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):

Các luận điểm được triển khai:

- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người

- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ

- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí

c, Trong bài Đô-xtôi-ép-xki

Luận điểm

Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn

- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-tôi-xep-xki

- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-tôi-ep-ski

16 tháng 12 2018

Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí

- Lối viết phong phú, nhiều hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế

- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng

14 tháng 7 2019

b, Khi viết về Người, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “Giản dị trong đời sống… nhớ được, làm được.”

Lời dẫn gián tiếp: Có thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định lối sống giản dị trong tác phong và quan hệ với mọi người của Bác, muốn cho dân chúng hiểu được, nhớ được và làm được…

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
1 tháng 10 2017

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc cúa một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay.Nói thế có nghĩa là nói rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu mà cũng rất tế nhị,uyển chuyển trong cách đặt câu.Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm,tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
[...]Tiếng Việt,trong cấu tạo của nó,thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta,đã có thể nhận xét rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.Họ không hiểu tiếng ta,và đó là một ấn tượng,ấn tượng của người "nghe"và chỉ nghe thôi.Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao.Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm.Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo Tiếng Việt),đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp"và"rất rành mạch trong lối nói,rất uyển chuyển trong câu kéo,rất ngon lành trong những câu tục ngữ".Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguên âm và phụ âm khá phong phú.Tiếng ta lại giàu về thanh điệu.Giọng nói của người Việt Nam ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc.Do đó,tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng [...]Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người,một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội.Về phương tiện này,tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.Ngữ pháp cũng dần dần trờ nên uyển chuyển hơn,chính xác hơn.Dựa vào đăc tính ngữ âm của bản thân mình,tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới,những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng,để biểu hiện những khái niệm mới,để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế,chính trị,khoa học,kĩ thuật,văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng:cầu tạo của tiếng Việt,với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây,là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

  • Lời dẫn trực tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc đã viết "người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình".
  • Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đu và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.