Nếu được thay đổi một chi tiết của một truyện dân gian,con sẽ chọn chi tiết nào?Đưa ra lý do kèm theo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:
- Sinh nở thần kì:
+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.
+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại.
- Các tộc người lần lượt ra đời:
+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.
+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.
+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.
2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:
- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.
- Khác:
+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.
+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.
+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.
Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.
=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.
bạn giúp tôi trả lời câu :
hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với
cảm ơn
Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục, bởi vì:
- Chi tiết này là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện
- Thể hiện sự hóa giải những oan khuất mà Thạch Sanh phải chịu đựng
- Tố cáo bộ mặt tàn ác của Lý Thông
- Hình ảnh này cũng tượng trưng cho công lý, sự thật.
Các chi tiết: nhân vật chính là Lang Liêu; Lang Liêu phải trải qua cuộc thi tài; được các vị thần giúp đỡ; Lang Liêu được nối ngôi vua…
* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành - Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.
* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên
Vì vậy Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu”một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.
- Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
- Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!
- Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.
- Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.
Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Tham khảo :
Nếu được chọn 1 chi tiết tiêu biểu để xác định đỉnh điểm của tình huống trong văn bản "tức nước vỡ bờ" thì em sẽ chọn chi tiết chị Dậu quát to vào mặt cao lệ:"Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem". Chi tiết này là một chi tiết làm nên sự bất ngờ, kịch tính đẩy cốt truyện lên tới cao trào, là đánh dấu cho sự thay đổi thái độ của chị Dậu, dự báo một màn hả hê mà phần thắng nghiêng về "người đàn bà lực điền".