K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2017

Câu 1:

Như phần lớn các nhà thơ viết cho thiếu nhi, Minh Chính (1944 - 1970), người con xứ cọ miền trung du Phú Thọ, đã đặt tâm thế của mình vào trẻ thơ để cảm nhận việc “đi học”và biểu hiện ý tưởng của mình. Với câu thơ mở đầu “Hôm qua em tới trường”, tác giả đã đánh thức trong mỗi người những kí ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học. Lần đầu đến trường, em bé hãy còn e dè, bỡ ngỡ nên mẹ phải “dắt tay từng bước”. Ấy vậy mà “hôm nay”, khi mẹ bận việc “lên nương”, em đã can đảm và tự tin “một mình em tới lớp”, thật là ngoan ngoãn và dễ thương! Em khoe về ngôi trường nhỏ, mái gianh, lá cọ đơn sơ “nằm lặng giữa rừng cây”. Nơi đó, em có cô giáo dịu hiền, cứ ngày ngày “dạy em hát rất hay”! Thế giới mới mẻ ấy chan chứa niềm vui và tình người.

Chỉ ba khổ thơ ngũ ngôn, với những câu thơ đẹp, giàu tính thẩm mĩ, bài thơ đã dựng lên cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì” tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”. Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm. Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả.

Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai (1969), Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng và Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành… Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao, điều mà bây giờ ta mới nêu lên: “Trường học thân thiên, học sinh tích cực” thì bốn mươi năm về trước, Minh Chính đã gửi gắm ước nguyện đó trong thơ cuả mình! “Đi học” được NXB Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” vào năm 1971, sau khi Minh Chính đã hi sinh một năm (1970). Bài thơ đã bước vào trang sách học trò tiểu học từ mấy chục năm nay. Nó cũng đã lọt vào mắt xanh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931 - 1997). Ông đã đồng cảm, đồng sáng tạo và phổ nhạc bài thơ này để các em có thêm ca khúc cùng tên vào năm 1976, sau khi đất nước hòa bình.

Không chỉ thành công trong việc vận dụng âm hưởng dân ca Tày - Nùng, tạo nên những nốt nhạc trong sáng, sinh động, phù hợp giọng hát thiếu nhi, nhạc sĩ còn bổ sung vào ca từ một khổ thơ để kết hợp với khổ một làm lời cho bài hát: Chim đùa reo trong lá/ Cá dưới khe thì thào/ Hương rừng chen hương cốm/ Em tới trường hương theo. Dĩ nhiên, bốn dòng này để vào thơ thì sẽ trùng lặp nhưng ở ca khúc lại là cần thiết. Còn điệp khúc lời II, ông giữ nguyên khổ hai và ba, như bài thơ vốn có.

Với ca từ và giai điệu đẹp, nhạc phẩm Đi học là ca khúc hay vào loại bậc nhất dành cho thiếu nhi. Nó sẽ sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ. Và mỗi khi giai điệu truyền cảm của bài hát vang lên thì ai cũng lắng nghe để cho tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu. Và chắc rằng, liệt sĩ Hoàng Minh Chính và cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo cũng sẽ “ngậm cười chín suối” mừng “còn thơm lây”!

Câu 2:

Nội dung bài hát thể hiện quyền của trẻ em: Quyền học tập.

8 tháng 3 2018

Bạn Wendy Marvell có thể làm câu 1 ngắn hơn được ko

25 tháng 2 2017

- Khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word : 0.5 điểm

- Mỗi dòng của bài thơ gõ đúng và đủ: 0.5 điểm

13 tháng 2 2017

Cảm xúc của em sau khi nghe bài hát: ( cái này tùy theo cảm nhận của Huyền Anh nhé!)

Nội dung bài hát thể hiện những quyền của trẻ em:

+) quyền được học tập

13 tháng 2 2017

Câu 1:

Như phần lớn các nhà thơ viết cho thiếu nhi, Minh Chính (1944 - 1970), người con xứ cọ miền trung du Phú Thọ, đã đặt tâm thế của mình vào trẻ thơ để cảm nhận việc “đi học”và biểu hiện ý tưởng của mình. Với câu thơ mở đầu “Hôm qua em tới trường”, tác giả đã đánh thức trong mỗi người những kí ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học. Lần đầu đến trường, em bé hãy còn e dè, bỡ ngỡ nên mẹ phải “dắt tay từng bước”. Ấy vậy mà “hôm nay”, khi mẹ bận việc “lên nương”, em đã can đảm và tự tin “một mình em tới lớp”, thật là ngoan ngoãn và dễ thương! Em khoe về ngôi trường nhỏ, mái gianh, lá cọ đơn sơ “nằm lặng giữa rừng cây”. Nơi đó, em có cô giáo dịu hiền, cứ ngày ngày “dạy em hát rất hay”! Thế giới mới mẻ ấy chan chứa niềm vui và tình người.

Chỉ ba khổ thơ ngũ ngôn, với những câu thơ đẹp, giàu tính thẩm mĩ, bài thơ đã dựng lên cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì” tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”. Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm. Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả.

Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai (1969), Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng và Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành… Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao, điều mà bây giờ ta mới nêu lên: “Trường học thân thiên, học sinh tích cực” thì bốn mươi năm về trước, Minh Chính đã gửi gắm ước nguyện đó trong thơ cuả mình! “Đi học” được NXB Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” vào năm 1971, sau khi Minh Chính đã hi sinh một năm (1970). Bài thơ đã bước vào trang sách học trò tiểu học từ mấy chục năm nay. Nó cũng đã lọt vào mắt xanh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931 - 1997). Ông đã đồng cảm, đồng sáng tạo và phổ nhạc bài thơ này để các em có thêm ca khúc cùng tên vào năm 1976, sau khi đất nước hòa bình.

Không chỉ thành công trong việc vận dụng âm hưởng dân ca Tày - Nùng, tạo nên những nốt nhạc trong sáng, sinh động, phù hợp giọng hát thiếu nhi, nhạc sĩ còn bổ sung vào ca từ một khổ thơ để kết hợp với khổ một làm lời cho bài hát: Chim đùa reo trong lá/ Cá dưới khe thì thào/ Hương rừng chen hương cốm/ Em tới trường hương theo. Dĩ nhiên, bốn dòng này để vào thơ thì sẽ trùng lặp nhưng ở ca khúc lại là cần thiết. Còn điệp khúc lời II, ông giữ nguyên khổ hai và ba, như bài thơ vốn có.

Với ca từ và giai điệu đẹp, nhạc phẩm Đi học là ca khúc hay vào loại bậc nhất dành cho thiếu nhi. Nó sẽ sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ. Và mỗi khi giai điệu truyền cảm của bài hát vang lên thì ai cũng lắng nghe để cho tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu. Và chắc rằng, liệt sĩ Hoàng Minh Chính và cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo cũng sẽ “ngậm cười chín suối” mừng “còn thơm lây”!

Câu 2:

Nội dung bài hát thể hiện quyền của trẻ em: Quyền học tập.

30 tháng 4 2023

Chú ý : Có 3 khổ thơ nha( sau 1 dấu chấm là cách ra 1 dòng).

14 tháng 10 2023

Các động từ có trong đoạn vè và đoạn thơ trên:

a. tới, dắt, lên, đi, reo, chảy, thì thào.

b. chạy, nở, đi, nhảy, nói, nghịch, tếu, chao, đớp mồi

2 tháng 10 2019

- Các cặp tiếng bắt vần với nhau là: vắng – nắng, thì – đi.

18 tháng 11 2017

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.