Nghị luận về một tư tưởng đạo lý. giúp mk với. mơn trước ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !
Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Gianr dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ- một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc. Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện. Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.
Tk
Sống đẹp là một lối sống rất cần trong cuộc sống ngày nay. Vậy như thê thế nào là sống đẹp? Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa.
Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, bao dung giữa người với người. Hiện nay trong cuộc sống có vô vàn những con người sống đẹp với những hành động, cử chỉ ấm lòng người. Ví dụ như trong thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn, đã có người mang nước sâm lạnh ra ngoài vỉa hè cho mọi người uống mà không lấy tiền. Hay ở trên mạng xã hội đưa tin có một thanh niên dân tộc nhặt được ví của người lạ và đã tìm mọi cách để trả cho họ mà không cần cảm ơn.
Những hành động đẹp như vậy đã giúp người gần người hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộ phận không nhỏ những người sống tiêu cực, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Những hành động như thế đáng đáng phê phán và lên án gay gắt. Như thế sẽ làm xã hội ngày càng đi xuống, còn người ngày càng thờ ơ lạnh nhạt với nhau. Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng.
Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa?
Tham khảo
Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.
Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...
Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau.
Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.
em vt theo những ý như sau nha:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:
Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Kết bài
Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.
- Khác nhau cơ bản về nội dung nghị luận
+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí: kết hợp những thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng có ý nghĩa xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
- Điểm khác nhau cơ bản nhất của một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lý là về nội dung.
+ “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”
+ “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”
Đáp án cần chọn là: A
1- Khái niệm
Quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
- Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè...
2-Yêu cầu
a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì.
b. Từ vấn đềi l đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề
3- Cách làm
- Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác
+ Gạch chân các từ quan trọng
+ Ngăn vế (nếu có)
- Tìm hiểu đề
a1. Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào)
a2. Thao tác chính (Thao tác làm văn)
a3. Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài
- Lập dàn ý
+ Mở bài ® Giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận.
+ Thân bài ® Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra
- Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.
+ Kết bài ® Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống.
mơn bạn