Nội dung của truyện buổi học cuối cùng ( Nội dung không phải là tóm tắt nhé )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.
Kể tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng
Buổi học cuối cùng đã đem lại cảm xúc cho tất cả mọi người
Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.
Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.
Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
Tóm tắt nội dung chính văn bản "Buổi học cuối cùng".
Buổi sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đi học trễ và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Thông thường, bắt đầu buổi học tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự bình lặng y như một buổi sáng Chủ Nhật. Thầy Ha-men thấy Phrăng lẻn vào lớp mà chẳng giận dữ và bảo cậu thật dịu dàng. Ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ với vẻ mặt buồn rầu. Thầy đã bước lên bục, rồi với giọng dịu dàng và trang trọng: "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con". Những lời nói ấy làm cho Phrăng sững sờ đến hối hận, cậu đang suy nghĩ mung lung thì bỗng nghe gọi tên mình. Cậu lúng túng không đọc được và ngay từ đầu cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩn đầu lên thế nhưng thầy ha-men không mắng Phrăng một lời. Cậu ngạc nhiên khi thấy bản thân mình chăm chú nghe thầy giảng bài đến thế. Bỗng đồng hồ điểm mười hai giờ, thầy Ha-men bèn quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM". Thầy đứng đó, đầu tựa vào tường, giơ tay ra hiệu: "Kết thúc rồi...đi đi thôi ! ".
+ Nội dung: truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
Tham khảo:
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Nội Dung sách: Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh
Thường thì, ở vào tuổi này, bạn sẽ không đọc Nguyễn Nhật Ánh nữa. Nhưng có hề gì, nếu bạn thích… mèo! Mà đây lại còn là một con mèo đang yêu, lại yêu đơn phương nữa chứ! Và cũng vì yêu mà đâm biết làm thơ: “Rồi ngày tới tháng/ Rồi tháng tới năm/ Rồi em sẽ hiểu/ Ngọn lửa đi nằm/ Là vì chiếc bóng/ Tắt ngoài xa xăm…”. Nhưng thực ra, câu chuyện đồng thoại hết sức dễ thương này lại không phải kể về tình yêu mà là về tình bạn, giữa hai con vật vốn dĩ xưa nay không đội trời chung: mèo và chuột… Hãy thử một lần trở lại, nếu như thỉnh thoảng, bạn thực sự bỗng cần một tấm “vé đi tuổi thơ”!
- NNA -
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một địa điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có: hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom và phải làm việc giữa ban ngày dưới bom đạn của quân thù trên một tuyến đường ác liệt. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cái hang đá dưới chân cao điểm là “ngôi nhà” của họ đã lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp của ba cô gái mở đường trong những tháng ngày gian khổ mà anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Tên bài | Nội dung chính | Nhân vật |
Bốn anh tài | Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa : trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em cẩu Khây. | Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò |
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa | Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, người đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học của đất nước. | Trần Đại Nghĩa |
Tk :
Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.
Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.
Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.
Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Phrăng là một cậu bé ham chơi lười học. Một lần, vì muộn học và chưa thuộc bài về phân từ, cậu định bỏ học. Tuy nhiên, cậu đã cưỡng được ý muốn đó và chạy đến lớp. Đến nơi, cậu thấy lớp học thật khác lạ: mọi người vô cùng trật tự, những người trong xã ngồi ở cuối lớp, còn thầy giáo Hamel mặc rất đẹp. Mặc dù cậu đi học muộn nhưng thầy lại không mắng cậu mà còn rất dịu dàng với cậu. Vào lớp, thầy Hamel công bố tin buồn: từ mai chỉ dạy tiếng Đức ở trường và đây là buổi học cuối cùng. Phrăng choáng váng. Cậu không thể thuộc nổi một quy tắc về phân từ, thầy Hamel không trách cậu mà tự dằn vặt, trách cứ mình. Suốt buổi học, cậu chăm chú nghe giảng và cảm thấy hối hận vì khoảng thời gian trước đây mình đã không chú ý vào việc học. Thầy Hamel bắt đầu giảng về tiếng Pháp, thầy nói rằng khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù. Cậu kinh ngạc khi thấy mình hiểu bài đến thế, cậu thấy thầy thật lớn lao. Hết buổi học, mặt thầy Hamel tái đi. Thấy cố viết thật to, dằn mạnh hết sức câu: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM! Thầy xúc động không nói nên lời, đành phải ra hiệu cho mọi người kết thúc buổi học.
nội dung là phrang tự kể về tâm trạng của mik về hình ảnh thầy ha men, nói lên ko khí lớp học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng trên quê hương cậu. Thông qua câu chuyện này nhà văn ca ngợi tình yêu đất nước,ngôn ngữ dân tộc nhé