Lòng ghen tị có phải là một tính xấu trong xã hội không? Nêu một số hiểu biết của em về lòng ghen tị?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được ý nghĩa của cả 2 câu nói không nên để cho lòng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ mỗi người.
Thân bài:
- Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị.
- Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh.
- Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn vào trong tim.
- Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn.
Kết bài:
-Khẳng định lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-môn-đô–đơ.
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức.
Một đêm nọ, ổ khóa đánh thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!”. Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”.
Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận phá hỏng ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa”. Nói xong, chủ nhân liền vứt luôn chìa vào thùng rác.
Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau”.
Cho mình hỏi cái này là bạn đang làm tập làm văn hả?
@Các cụ có câu : đi dầy mà không đi tất thì thà đi chân đất còn hơn$
– Từ hình ảnh người anh trai của cô bé Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai) rút ra được bản chất của thói ghen tị, biểu hiện và hậu quả của thói ghen tị. Phân biệt được thói ghen tị với sự thi đua: “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh.” (La Bruy-e)
– Ghen tị là ghen ghét, đố kị, là uất ức, hcậm hực trước sự thành công, trước sự ưu việt hoặc trước uy tín của người khác. “Thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lí trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái…” (Tạ Duy Anh)– Vì vậy thói ghen tị có thể làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí ích kỉ và độc ác. Đối với cá nhân, nó làm thui chột nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều mới quan hệ thiêng liêng. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển, thậm chí là kéo lùi sự phát triển của lịch sử (dẫn chứng).
– Do đó, trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi).
Là thói xấu của con người.
VD : Khi em bé được bố mẹ chiều hơn thì anh (chị ) sẽ ghét em và không chơi với em nữa !
Ngoài ra còn rất nhiều VD khác
có