Sưu tầm 20 câu ca dao , tục ngữ nói về quê hương Nam Định
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ai về Cổ Lũy Cô Thôn
Quê ta Quảng Ngãi mồ chôn quân thù
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà, dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền
Bao giờ núi Ấn hết tranh
Sông Trà hết nước anh đành xa em
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Liều mình lén mẹ theo anh phen này
Sớm mơi xuống Quán Cơm em thấy hòn núi Hó
Chiều qua Đồng Có em thấy hòn núi Tròn
Về nhà than với chồng con
Ra đi gan nát dạ mòn vì đâu
Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
Sông Trà sát núi Long Đầu
Nước kia chảy mãi rồng chầu ngày xưa
Núi Long Đầu lưu danh hậu thế
Chùa Thiên Ấn ấn để hậu hoàng
Ai về xứ Quảng cho nàng về theo
Ai về núi Bút, Quán Đàng
Núi bao nhiều đá dạ thương chàng bấy nhiêu
Ba La, Vạn Tượng, Cầu Mông
Chạy quanh chạy quéo cũng về đồng Ba La
Ai về Cỗ Lũy cô thôn
Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn
Ai về quê ấy Nghĩa An
Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn Cờ
Tư Nghĩa, Cửa Đại là đây
Gành Hàu, núi Quế đá xây nên chùa
Dưới thời bông súng nở đua
Ngó lên trên chùa đá dựng kiểng giăng
Ngó qua bên xóm Trường An
Ngó xuống hòn Sụp cát vàng soi gương
Sơn Tịnh có núi Chân Trâu
Có bàu ông Xá, có cầu Rừng Xanh
Bao giờ rừng Thủ hết gai
Sông Trà hết nước mới sai lời nguyền
Tai nghe anh lấy vợ Ba La
Ruột đau từng chặng, nước mắt ra từng luồng
Ba La đất tốt trồng hành
Đã xinh con gái lại lành con trai
Vạn Tượng những chông, những gai
Con gái mốc thích con trai đen sì
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Ân Phú với anh thì về
Ân Phú có ruộng tứ bề
Có sông tắm mát, có nghề mạch nha
Hỏi thăm qua chú bán quynh
Thấy ngoài Bến Ván, Trì Bình gặt chưa?
Bến Ván bán tới Quán Cơm
Gặt chưa không biết, thấy hai cây rơm ú ù
Cò bắt lươn cò trườn xuống cỏ
Lươn bắt cò cò bỏ cò bay
Từ ngày xa bạn đến nay
Đêm đêm tưởng nhớ, ngày ngày trông luôn
Kể từ Cầu Ván, Ao Vuông
Bước qua Quán Ốc lòng buồn lụy sa
Quán Cơm nào quán nào nhà
Ngóng ra Trà Khúc trời đà rạng đông
Buồn lòng đứng dựa ngồi trông
Ngó vô Hàng Rượu mà không thấy chàng
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
- Nguyễn Đình Thi
- Bao giờ Đồng Cống có đình,
Diệm Dương có hát thì mình lấy ta.
- Chém cha cái hũ cái chai,
Làm trưa bớt bát, làm mai om nhà.
Chém cha cái cổng chợ Và,
Càng xông men lắm, càng chà xát gan.
- Cho dù cha mắng mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.
- Đã là con mẹ con cha,
Dừng mình ở đất Ba Gia, Lỗ Trường.
- Đan giành có xã An Ninh,
Thợ mộc làm đình Đông Hồ, Vế, Diệc
- Giữa năm Đinh Dậu mới rồi
Sư ông chùa Lãng là người đảm đang
Viết tờ quyên giáo các làng
Lãng Đông, Năng Nhượng chuyển sang Trực Tầm
Chiều hôm còn ở Đồng Xâm
Rạng mai Đắc Chúng, tối tầm Dục Dương
Cùng với nghĩa sĩ bốn phương
Phất cờ thần tướng mở đường thiên binh
Phá dinh công sứ Thái Bình
Sa cơ ông đã bỏ mình vì dân.
- Con cò trắng bệch như vôi
Đừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoa
Ví dù muốn đẹp đôi ta
Đừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùa
Đừng vê thuốc, đừng bỏ bùa
Đừng như chú tiểu ở chùa Thiều Quang
Đừng thắm nhạt, đừng đa đoan
Nên duyên thì phượng với loan một lời
Giăng kia vằng vặc giữa giời
Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho
Tham khảo!
https://scr.vn/ca-dao-tuc-ngu-ve-quang-ngai.html
Tham khảo;
Hải Phòng có bến Sáu KhoCó sông Tam Bạc, có lò Xi măngĐứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc, không về Núi VoiThuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giườngDù ai buôn đâu, bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâuSấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơiNhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
Đầu Mè, đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tanCá rô đầm Sét
Nước mắm Vạn Vân
Cam Đồng Dụ
Cau Văn Ú
Vú Đồ SơnAi về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết hết giặc, không về núi Voi Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát
Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch
Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. Rạch Miễu văng nối hai đầu Bến Tre một nửa, nửa cầu Tiền Giang Ai về sông nước Hậu Giang Ghé thăm xứ sở bạt ngàn sản nông. Ai về tới thẳng Năm Căn Ghé ăn bánh gỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu Mắm nêm, chuối chát, khế, rau, Tôm càng Đại Ngãi cặp vào khó quên! Bến Tre dừa ngọt sông dài, Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh. Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo, Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan. Anh đây muốn hỏi thiệt nàng, Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng? Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy, Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng. Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang, Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa? Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai về xứ Bạc thong dong cuộc đời.
Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tục ngữ?
1.Ca dao: “Nắng quá lạnh, mưa quá nóng, mưa rào quét sạch làng xóm”.
2.Tục ngữ: “Nắng trong nhà, mưa đổ đầu đình”.
3.Ca dao: “Hoa ấp trời, mây đầy đồi, nước trong veo, gió rét”.
4.Tục ngữ: “Ba miền cả nước, mưa nắng đều đặn”.
5.Thơ: “Đi tìm một miền đất Việt, nắng vàng mượt trải đầy đất, gió thoảng qua kẽ lan, se se từng hạt cát”.
6.Ca dao: “Hè lạnh như đông, đông hanh như hè”.
7.Thơ: “Khí hậu miền Nam, nắng chan hòa, mưa bay cao, gió buồn xao xác”.
8.Tục ngữ: "Tháng Năm không quên áo mới. Nắng ta khác nắng miền Trung".
9.Ca dao: “Nắng lửa giống ngày hè, âm mưa như mùa thu đến”.
10.Thơ: “Miền đất Việt, khí hậu dịu êm, ven đường hoa lá, thơm lừng cốm sen”.
“Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay…”
Trước hết đó là những câu phương ngôn có kèm theo địa chỉ cụ thể (vùng, phần nhiều là những làng - xã theo tên nôm hoặc tên hành chính) chỉ đặc điểm địa lý, tự nhiên hoặc hành chính của một vùng, miền, chẳng hạn:
"Nam Chân thất Cổ, Giao Thuỷ lục Hoành"
"Nam Chân thất Cổ, Hải Hậu cửu An"
Hoặc để chỉ địa giới vùng Quần Anh, Hải Hậu xưa:
"Đông Cồn Quay, cồn Bẹ,
Tây núi Lẹ, Thần Phù".
Nhiều hơn cả là những phương ngôn về đặc điểm đặc sản, sản vật, nghề nghiệp, tính cách con người - qua cách nhìn, cách phác hoạ dân gian, của một làng quê Nam Định
Về nghề thủ công :
"Làng Vân lò rèn,
Làng Sen go khổ"
*
" Mộc tượng xã Trung,
Tài phùng xã Thượng,
Nề tượng Phương Đê"
*
"Bình Lãng rút kén, ươm tơ,
Chợ trâu Quỹ Nhất, bánh đa làng Vò "
*
"Hay đan trại Cối
Múa rối làng Tè
Rè rè Liên Tỉnh"
Về đặc sản của làng quê :
"Muối Xuân An, cam xã Thượng"
Giầy Gôi, xôi Báng, rượu Hàu "
Về học hành, dòng họ:
"Hoành Nha họ Vũ,
Trà Lũ họ Trần"
" Văn quan Phủ,
Phú quan Nghè,
Kinh nghĩa chỉ huy là quan Hoàng giáp"
"Đậu phụ Thuỷ Nhai, Tú tài Hành Thiện",..
Về chợ búa, hội hè:
"Bỏ con bỏ cháu, không bỏ hai mươi sáu chợ Ninh"
"Bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám"...
Về con người :
"Gái Hải Lạng, lang chợ Chùa",
"Gan như gan Cát Giả"
"Trai Giang Tả, gái Lã Điền " ...
Cũng có những câu, dẫu có nhắc tới địa danh của những miền quê khác, nhưng "dấu ấn" Nam Định lại rất rõ ràng:
"Than đá Hòn Gai,
Sơn nâu Yên Bái,
Quần Anh lụa nái
Rượu cái Kiên Lao”
Cũng không thể rạch ròi về số lượng những câu ca dao Nam Định đã góp vào kho tàng chung ca dao người Việt. Dù áp dụng phân loại, tập hợp dân ca, ca dao theo cách gì từ xếp thể loại theo chủ đề (đất nước, con người, lao động sản xuất, tình yêu nam nữ, hôn nhân, gia đình, chống áp bức bóc lột...) hay tập hợp theo vần abc... cũng tìm gặp hoặc nghe thấy ở Nam Định không khó khăn gì. Những khúc ca dao, sâu lắng trữ tình thuộc vào loại hay nhất trong ca dao Việt Nam cũng là tiếng lòng muôn thuở, gợi lên cảnh, tình của con người Nam Định:
"Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
"Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi"...
Trong kho tàng chung ấy, vẫn nhìn ra, lắng được những khúc riêng của người Nam Định (Những câu ca dao này hẳn chưa phải là những câu hay nhất trong kho tàng ca dao Nam Định). Chẳng hạn cảnh sắc quê hương được hoá thân qua lời của một chàng trai Nam Định:
"Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến đò chè
Có nghề dệt lụa, có nghề ươm tơ".
Là cảnh trí một vùng:
"Quần Anh có tiếng từ xưa
Biển đình Phong Lạc, bia chùa Phúc Lâm
Khách về khách vẫn hỏi thăm
Nước chè cầu Ngói, tơ tằm chợ Lương"
Là "phân công" của lễ hội vùng Phủ Dày:
"Ba năm vua mở khoa thi
Đệ Nhất thì hát, Đệ Nhì thì bơi
Đệ Tam thì đánh cờ người
Phương Bông, Đệ Tứ mồng mười tháng ba".
Nếu, vùng phía bắc, dạo qua một vùng Mỹ Lộc, với những:
"Cao Đài thì đóng cối xay
Dần, sàng, rổ, rá về ngay Vạn Đồn
Làng Vọc bánh đúc, bánh hòn,
Làng Xá bắt ốc đi mòn đôi chân
Làng Nguộn làm bút, làm cân
Làng La dệt vải tinh quân mọi nghề"
thì, vùng phía nam, với một vệt Nam Trực, Trực Ninh:
"Hương Cát mặc áo bù nâu
Hàng sáo Cát Chử bụi đầu ai kêu
Văn Lãng đội vạt áo dài
Ruộng nương cũng lắm đi hai ba ngày
Nam Lạng lắm chiếu, lắm đay
An Quần xe vẹt, xe đay suốt ngày
Lịch Đông thì lắm buôn thay
Xối Đông đóng đất tày tày lắm ghê
Trung Lao đan thúng ngồi lê
Hạ Đồng đan lưới đan te cả ngày
Mấy làng phong tục cũng hay
Xung quanh những nước non này từ xưa ..."
Không thể bỏ qua một mảng tục ngữ ca dao rất phong phú về hệ thống chợ búa, buôn bán của người Nam Định. Từ lời "nhắn ai là khách thập phương" về lịch họp chợ của vùng Hải Hậu:
"Ngày một, ngày bảy chợ Lương,
Hai, sáu Ninh Cường, năm, chín Đông Biên
Cồn Chàm mười bốn là phiên
Ba, tám chợ Đền thêm chợ Xã Trung
Chợ Đình buổi sớm họp đông
Nửa buổi phe Sáu, bên sông chợ Cầu
Giáp Phương Đê, sớm chợ Dâu
Lẻ: chợ Cồn Cốc, chẵn âu Đông Cường"
đến những phiên chợ cụ thể như sáu phiên một tháng của chợ Chùa (Nam Giang - Nam Trực):
"Xanh mắt là chị hàng na
Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường..."
Chợ Bắc (Trà Lũ - Xuân Trường) với:
"Chuối tiêu, chuối ngự ngồi vành bờ sông
Hàng gốm, hàng nón lều trong..."
Hình ảnh đậm nhất được phác hoạ qua thơ ca dân gian người Việt nói chung, người Nam Định nói riêng là con người lao động.
Đây là "lịch" làm lụng trong năm của phụ nữ vùng Ý Yên:
"Tháng giêng gà gáy cơm đèn
Chị em sắm sửa đồng tiền rong chơi...
Tháng hai về đồng Yên Hoà
Tháng ba kiếm củi gánh ra chợ Dần
Tháng tư cắt lúa tám xuân
Tháng năm cắt rạ ngày ăn quan tiền..."...
Cảnh sinh hoạt "Đời ông cho chí đời cha, bao đời để lại" của những gia đình dệt vải:
"... Tối tối đèn lửa thắp lên
Vợ chồng con cái tay liền xa quay..."
Đây là cách đánh giá cái "đẹp" của người phụ nữ :
"Nhất đẹp con gái làng Cầu
Khéo ăn, khéo mặc khéo hầu mẹ cha..."
Chảy từ ngọn nguồn quy luật tình cảm tự nhiên, những khúc hát, bài ca về tình yêu nam nữ chiếm một phần đặc biệt phong phú và không bao giờ cạn trong dân ca, ca dao.
Những lời ca đẹp đến nao lòng:
"Yêu nhau đứng ở đàng xa
Con mắt ngó lại bằng ba đứng gần "...
Thường vút lên trong những đêm trăng, hội làng Bắc Bộ, như càng thấy gần gũi hơn, da diết, trữ tình hơn trong các chiếu chèo, trên các nẻo đường, những khung cảnh của vùng quê Nam Định.
Còn không ít những câu giản dị, mà chân tình, đằm thắm "mời chàng xơi điếu thuốc này, ăn rồi tỉnh tỉnh, say say mặc lòng" của cô gái có địa chỉ "em nay là gái má hồng tỉnh Nam". Hoặc nỗi niềm "muốn cho một chốn đôi quê, chốn ra Ngô Xá, chốn về Phương Nhi" giữa miền Ý Yên - Nam Định.
Thuyền ngược hay là thuyền xuôi
Thuyền về Nam Định cho tôi ghé nhờ
Con gái chỉ nói ỡm ờ
Thuyền anh chật chội còn nhờ làm sao!
Miệng nói, tay bẻ lái vào
Rửa chân cho sạch bước vào trong khoang
Thuyền dọc anh trải chiếu ngang
Anh thì nằm giữa hai nàng nằm bên.
***
Em là con gái Phù Long
Quê em Cồn Vịt, lấy chồng vườn Dâu
Dù đi buôn đâu bán đâu
Cũng về giữ đất trồng dâu chăn tằm.
***
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu ngô khách, có nghề ươm tơ.
***
Chợ Vị Hoàng tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên bán hàng
Hàng cô cánh kiến vỏ vang
Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu
Gương soi với lược chải đầu
Hòn son bánh mực gương Tàu bày ra
Đèn nhang sắp để trong nhà
Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng.
***
Ra giêng đi chợ Lạc Quần
Bán cơi trầu muộn, mua khuôn đúc vàng
Nhà em phú hộ trong làng
Mà duyên sao vẫn bẽ bàng ngày qua.
***
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mông bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng một năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua.
***
Chợ Vị Hoàng tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên bán hàng
Hàng cô cánh kiến vỏ vang
Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu
Gương soi với lược chải đầu
Hòn son bánh mực gương Tàu bày ra
Đèn nhang sắp để trong nhà
Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng.
***
Ra giêng đi chợ Lạc Quần
Bán cơi trầu muộn, mua khuôn đúc vàng
Nhà em phú hộ trong làng
Mà duyên sao vẫn bẽ bàng ngày qua.
***
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mông bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng một năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua.
Chợ Vị Hoàng tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên bán hàng
Hàng cô cánh kiến vỏ vang
Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu
Gương soi với lược chải đầu
Hòn son bánh mực gương Tàu bày ra
Đèn nhang sắp để trong nhà
Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng.
***
Ra giêng đi chợ Lạc Quần
Bán cơi trầu muộn, mua khuôn đúc vàng
Nhà em phú hộ trong làng
Mà duyên sao vẫn bẽ bàng ngày qua.
***
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.
Mông bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng một năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua.
***