viết 2 câu ca dao về tự trong giup mk với mai thi rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lúc khó khắn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai ( cx ko bt là pk tục ngữ ko đọc qua ở đou thôi)
mak gdcd7 có này hả sao tôi ko bt zậy?
câu trên cho thấy bạn là 1 người quan trọng bên ta .Bạn là người chia sẽ lúc buồn,vui hay cùng nhau cố gắng trong học tập làm những việc có ích . Một tình bạn đẹp là gì? Một tình bạn đẹp là biết đưa tay ra để giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc ,biết chia sẻ cùng nhau làm những việc làm có ích cho xã hội. Nó cũng ko pk là luôn đồng tình vs bạn những lúc bạn sai cần pk giải thích cho bn hiểu hành động là sai.Người khen mk chưa chắc là bn mk ng chê mk mới là bn mk.Nên pk bt giữ lấy một tình bn đẹp và ko nên lợi dụng bán rẻ bn của mk^^
văn xàm ă thik thì lấy ko thik thì thôi
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
→ Khuyên rằng sống ở đời nên giao du, kết bạn với những người tốt để học hỏi điều hay, những người bạn tốt sẽ cho ta những lời khuyên quý giá. Chọn nơi sống có láng giềng tốt để không phải nhiễm thói hư tật xấu hay vô cớ bị vạ lây.
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
→ Cũng tương tự như câu trên, chúng ta nên xây nhà cạnh hàng xóm tốt, chọn bạn tốt mà kết giao.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng).
→ Con người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Ở cạnh người xấu ít nhiều cũng bị tiêm nhiễm những thói hư, còn sống cạnh người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều tốt.
Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
→ Lẻ thường ở đời thà thêm bạn chứ ai muốn thêm thù.
Học thầy không tày học bạn.
→ Không chỉ những bài giảng trên lớp mới đáng nghe và học hỏi mà những bài học từ bạn bè cũng vô cùng quý giá.
Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
→ Phê phán những kẻ thay lòng đổi dạ, khi khó khăn thì ai cũng là bạn nhưng khi giàu có thì sợ bạn nghèo khó nhờ cậy, chê người vợ lúc hàn vi không còn xứng với mình.
Giàu vì bạn, sang vì vợ.
→ Nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai có cuộc sống giàu sang.
Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
→ Ca ngợi tình cảm bạn bè như anh em ruột thịt trong nhà. Thân thiết, gắn bó từ miếng ăn đến giấc ngủ.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
→ Câu tục ngữ này không chỉ nói về tình nhân ái mà còn nói đến sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, giữa những người bạn với nhau. Khi có một người gặp hoạn nạn, khó khăn thì những người bạn còn lại cũng bị ảnh hưởng tâm lý vì lo lắng cho người kia.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
→ Anh em cùng chung máu mủ mà ít khi gặp gỡ cũng không thân thiết như những người bạn bên cạnh, khi cần thì có, khi khó thì giúp.
Kết thù thành bạn.
→ Bớt một kẻ thù thêm một người bạn cuộc sống thêm phần ý nghĩa và có thêm niềm vui.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn.
→ Những người có chung sự căm ghét về một thứ gì đó sẽ dễ xích lại gần nhau hơn, dễ dàng kết giao thành những người bạn có chung mục đích.
viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một bài ca dao về Đồng Nai
mọi người giúp em với mai em thi rồi
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
Mọi người dù k quen bít nhưng hãy yêu thương nhau vì cùng là người 1 nước
mik giải thik hơi dở ha,thông cảm nha
Ca dao tục ngữ :
a) Tự trọng
TỤC NGỮ
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.
CA DAO
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b) Tôn sư trọng đạo
- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !
c) Đoàn kết tương trợ
- Tôn sư trọng đạo:
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
.+ Thầy cô như thể cha mẹ,
Kính yêu, chăm sóc, mới là trò ngoan.
+ Muốn sang phải bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy,
Gắng công mà học, có ngày thành danh.
- Tự trọng:
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Chết vinh còn hơn sống nhục.
+Chết đứng còn hơn sống quỳ.
+ Giấy rách phải giữ lầy lề.
+ Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Đoàn kết, tương trợ:
+ Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Thương người như thể thương thân.
+ Dân ta nhớ một chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
-Doi cho sach,rach cho thom.
-Chet dung con hon song quy.
-Chet vinh con hon song nhuc.
dung nho like nha!
- Hai câu ca dao :
+Đói cho sạch rách cho thơm.
+Giấy rách phải giữ lấy lề.