Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 12,6 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch H2SO4 14,7 % (vừa đủ) sau phản ứng thu được 13,44 lít H2 (ở đktc).
1. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp.
2. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
1. Gọi mol của Mg và Al là x, y mol
=> 24x + 27y = 12,6 (1)
nH2 = 0,6 mol => x + 1,5y = 0,6 (2)
Từ (1) (2) => x = 0,3 ; y = 0,2
=> %Mg = 57,14%
=> %Al = 42,86%
nH2=13,44/22,4=0,6(mol)
Đặt: nMg=a(mol); nAl=b(mol) (a,b>0)
1) PTHH: Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2
a__________a________a_____a(mol)
2Al +3 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3 H2
b___1,5b______0,5b____1,5b(mol)
Ta có hpt:
\(\left\{{}\begin{matrix}24a+27b=12,6\\a+1,5b=0,6\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,3\\b=0,2\end{matrix}\right.\)
=> mMg=0,3.24=7,2(g)
=>%mMg= (7,2/12,6).100=57,143%
=>%mAl=42,857%
2) mMgSO4=120.a=120.0,3=36(g)
mAl2(SO4)3=342.0,5b=342.0,5.0,2= 34,2(g)
mH2SO4= (0,3+0,2.1,5).98=58,8(g)
=>mddH2SO4=58,8: 14,7%=400(g)
=>mddsau= 12,6+400 - 2.0,6= 411,4(g)
=>C%ddAl2(SO4)3= (34,2/411,4).100=8,313%
C%ddMgSO4=(36/411,4).100=8,751%