Sau khi lấy Sơn Tinh, Mị Nương sinh hạ được năm người con, hai trai, ba gái. Mấy mẹ con thường ngồi quây quần bên nhau trò chuyện. Một hôm người con gái đầu lòng nũng nịu đòi mẹ giải thích vì sao hàng năm nước lũ lại dâng lên hãi hùng như vậy? Mị Nương im lặng. Bàn tay nàng xoa nhẹ lên mái tóc óng mượt của con. Đôi mắt nàng nhìn xa xăm… Rồi nàng chậm rãi kể lại cho các con nghe về mối hận tình của chàng Thủy Tinh tội nghiệp.
– Thuở đó mẹ còn nhỏ lắm. Ai cũng khen mẹ tươi như hoa, tính nết hiền dịu. Ông ngoại các con là vua Hùng thứ mười tám rất thương mẹ, muốn kén cho mẹ một chàng rể thật xứng đáng. Một hôm có chàng trai đến cầu hôn mẹ. Một người ở vùng núi Tản Viên có nhiều phép lạ. Chàng vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém. Chàng gọi gió, gió đến. Chàng hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều xứng đáng làm rể ông ngoại. Ông ngoại các con rất đỗi phân vân không biết nên chọn ai trong hai chàng ấy. Ông bèn vời các Lạc hầu vào bàn bạc. Một vị đề xướng nên để hai chàng trai thi tài, ai hơn sẽ được kén làm chàng rể. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có nhiều phép lạ, không ai chịu thua ai. Cuối cùng ông ngoại các con nói với hai vị thần:
– Hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.
Hai chàng cúi đầu cùng hỏi:
– Xin Hoàng Thượng cho biết sính lễ gồm có những gì?
Ông ngoại các con lại hội ý với các Lạc hầu rồi phán rằng:
– Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng cùng với voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi!
Hàng chàng lĩnh ý. Người lên rừng, người xuống biển cố tìm cho được những thứ mà ông ngoại các con yêu cầu.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng. Bố các con đã đem đầy đủ lễ vật dâng lên ông ngoại rồi rước mẹ về núi. Thủy Tinh đến có muộn hơn một chút nên không lấy được mẹ. Chàng đùng đùng tức giận đem quân đuổi theo. Chàng hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả trời đất. Nước sông dâng lên cuồn cuộn. Nước ngập cả ruộng đồng, nước tràn vào nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh giữa một biển nước mênh mông. Bố các con không hề nao núng. Bố dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi. Bố các con dựng thành đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, núi càng cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng bố các con vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, chàng bèn nổi trống thu quân.
Từ đó oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa, bão lụt, dâng nước đánh bố các con. Nhưng năm nào cũng vậy, vị thần nước đánh mỏi mệt chán chê vẫn không tài nào thắng bố các con. Đó chính là nguyên nhân vì sao hàng năm nước lũ lại dâng lên hãi hùng như vậy.
– Mẹ vừa thương nhưng cũng vừa giận bác ấy. Thương vì thấy bác ấy đau khổ khi không lấy được mẹ. Giận vì thấy cơn ghen khủng khiếp của bác ấy đã từng gây bao thiệt hại cho dân lành.
Vừa nói Mị Nương vừa vuốt những sợi tóc mềm mại của con gái. Mắt nàng ngước nhìn về phía biển cả xa xôi…
Chào các con! Ta là Mị Nương, chắc các con đã biết đến ta qua câu chuyện liên quan đến Sơn Tinh, Thủy Tinh. Từ ngày theo Sơn Tinh về núi, cuộc sống của ta hạnh phúc, duy chỉ có điều hàng năm phu quân của ta vẫn phải vất vả đánh trả Thủy Tinh. Đó quả là một câu chuyện dài, hôm nay ta sẽ kể cho các con nghe tường tận về câu chuyện đó Vua Hùng thứ mười tám là phụ vương của ta. Vì ta là con út lại rất biết nghe lời phụ vương nên vua cha yêu chiều ta hết mực. Đến tuổi lập gia đình, cha muốn kén cho ta một người chồng xứng đáng để làm chỗ nương tựa cho người con yêu dấu của Người. Ngay sau khi biết vua cha có ý đó, rất nhiều người đã đến và cầu hôn với ta. Nhưng phần vì ta không ưng, phần vì họ không thực sự tài giỏi nên phụ vương chưa đồng ý một ai. Một hôm, có hai chàng trai cùng đến thi tài. Mới nhìn đã biết đây là những người có tài năng phi thường. Một chàng tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, mặc một bộ quần áo bằng lông thú, nai nịt gọn gàng. Bước chân của chàng uyển chuyển, nhẹ nhàng, dũng mãnh như bước đi của hổ, báo. Chàng tên gọi là Sơn Tinh, đến từ vùng núi Tản Viên. Chàng cúi lạy cha ta rồi xin được trổ tài. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãi núi đồi. Tài năng, võ nghệ phi thường của chàng khiến mọi người reo hò, khen ngợi không ngớt. Cha ta có vẻ ưng ý lắm. Chàng thứ hai tên Thủy TInh, trông có vẻ dữ tợn. Chàng khoác trên mình bộ quần áo lấp lánh được dệt bởi những chiếc vẩy cá rất to, theo sau là những tiếng reo hò của các thần Tôm, thần Cá. Chàng vung tay gọi gió, hô mưa khiến mọi người được một phen khiếp sợ nhưng cũng rất khâm phục. Vua cha thấy tài năng của hai người ngang nhau, không biết chọn ai bèn hỏi ý kiến ta. Ta vẫn trao quyền kén chồng cho cha nên cũng không bày tỏ ý kiến của mình nhưng thực tâm, ta đã có cảm tình với Sơn Tinh. Vua cha sau khi họp bàn các Lạc hầu, lạc tướng bèn ra điều kiện:”Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.” - Ngày hôm sau, ai mang sính lễ đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Sính lễ Người đưa ra thật lạ và quý hiếm, ta cũng chưa từng được thấy bao giờ. Suốt đêm ấy, ta trằn trọc không ngủ được. Không biết ai sẽ là người đến trước? Không biết ta sẽ lên rừng hay xuống biển? Càng nghĩ ta càng lo lắng và buồn bã vì sắp phải xa phụ vương của ta. Đúng như mong ước của ta. Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến trước. Lễ vật bao hồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao - mỗi thứ một đôi nhưng xem xét kĩ ta nhận ra một điều đó đều là những sản vật quý hiểm của núi rừng. Ta liếc nhìn cha. Phải chăng cha ta ưu ái cho chàng Sơn Tinh nên yêu cầu lễ vật của rừng núi, hay là vì hiểu được tâm tư của con gái? Càng nghĩ ta càng khâm phục và yêu quý cha ta hơn. Sau khi làm lễ xong, ta theo Sơn Tinh về núi. Đoàn rước dâu đi đến đâu, náo nức một vùng đến đấy. Đến nửa đường, bỗng nghe một tiếng thét vang như sóng dậy phía sau. Theo lời bẩm báo của lính hầu, vì đến sau không lấy được ta, Thủy Tinh đã tức giận mà đuổi đánh Sơn Tinh. Khuôn mặt của hắn mới đáng sợ làm sao! Đôi mắt trợn ngược, bộ râu vểnh lên đầy căm giận và liên tục gào thét ra mưa, gió, sấm, chớp làm rung chuyển cả bầu trời, cuốn trôi biết bao nhà cửa. Hắn liên tục thét Sơn Tinh trả lại ta cho hắn. Đoàn người tùy tùng và ta vô cùng khiếp sợ. Giữa lúc ấy Sơn Tinh đã vận dụng hết nội lực của mình dời từng quả núi, bốc từng quả đồi để ngăn cản dòng nước. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Ngồi trong kiệu ta lo lắng cho số phận của nhân dân, cho tính mạng của chồng ta và cầu khấn thần phật đem lại chiến thắng cho chàng. Quả nhiên, nước của Thủy Tinh dâng đến đâu thì núi đồi của chồng ta dâng đến đấy. Cuộc chiến kéo dài mầy ngày thì Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về. Từ đó, ấm ức chuyện cũ dẫn đến oán nặng, thù sâu. Thủy Tinh hằng năm vẫn dâng nước đánh chồng ta. Nhân dân còn mãi lưu truyền
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Sau khi lấy Sơn Tinh, Mị Nương sinh hạ được năm người con, hai trai, ba gái. Mấy mẹ con thường ngồi quây quần bên nhau trò chuyện. Một hôm người con gái đầu lòng nũng nịu đòi mẹ giải thích vì sao hàng năm nước lũ lại dâng lên hãi hùng như vậy? Mị Nương im lặng. Bàn tay nàng xoa nhẹ lên mái tóc óng mượt của con. Đôi mắt nàng nhìn xa xăm… Rồi nàng chậm rãi kể lại cho các con nghe về mối hận tình của chàng Thủy Tinh tội nghiệp.
– Thuở đó mẹ còn nhỏ lắm. Ai cũng khen mẹ tươi như hoa, tính nết hiền dịu. Ông ngoại các con là vua Hùng thứ mười tám rất thương mẹ, muốn kén cho mẹ một chàng rể thật xứng đáng. Một hôm có chàng trai đến cầu hôn mẹ. Một người ở vùng núi Tản Viên có nhiều phép lạ. Chàng vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém. Chàng gọi gió, gió đến. Chàng hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Cả hai đều xứng đáng làm rể ông ngoại. Ông ngoại các con rất đỗi phân vân không biết nên chọn ai trong hai chàng ấy. Ông bèn vời các Lạc hầu vào bàn bạc. Một vị đề xướng nên để hai chàng trai thi tài, ai hơn sẽ được kén làm chàng rể. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có nhiều phép lạ, không ai chịu thua ai. Cuối cùng ông ngoại các con nói với
hai vị thần:
– Hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.
Hai chàng cúi đầu cùng hỏi:
– Xin Hoàng Thượng cho biết sính lễ gồm có những gì?
Ông ngoại các con lại hội ý với các Lạc hầu rồi phán rằng:
– Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng cùng với voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi!
Hàng chàng lĩnh ý. Người lên rừng, người xuống biển cố tìm cho được những thứ mà ông ngoại các con yêu cầu.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng. Bố các con đã đem đầy đủ lễ vật dâng lên ông ngoại rồi rước mẹ về núi. Thủy Tinh đến có muộn hơn một chút nên không lấy được mẹ. Chàng đùng đùng tức giận đem quân đuổi theo. Chàng hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả trời đất. Nước sông dâng lên cuồn cuộn. Nước ngập cả ruộng đồng, nước tràn vào nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh giữa một biển nước mênh mông. Bố các con không hề nao núng. Bố dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi. Bố các con dựng thành đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, núi càng cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng bố các con vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, chàng bèn nổi trống thu quân.
Từ đó oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa, bão lụt, dâng nước đánh bố các con. Nhưng năm nào cũng vậy, vị thần nước đánh mỏi mệt chán chê vẫn không tài nào thắng bố các con. Đó chính là nguyên nhân vì sao hàng năm nước lũ lại dâng lên hãi hùng như vậy.
Nghe xong đứa con gái đầu lòng ướm hỏi mẹ:
– Mẹ ơi, thế mẹ có thương bác Thủy Tinh không?
Nàng Mị Nương im lặng suy nghĩ chừng nửa phút rồi thong thả trả lời:
– Mẹ vừa thương nhưng cũng vừa giận bác ấy. Thương vì thấy bác ấy đau khổ khi không lấy được mẹ. Giận vì thấy cơn ghen khủng khiếp của bác ấy đã từng gây bao thiệt hại cho dân lành.
Vừa nói Mị Nương vừa vuốt những sợi tóc mềm mại của con gái. Mắt nàng ngước nhìn về phía biển cả xa xôi…
Vua Hùng thứ mười tám là phụ vương của ta. Vì ta là con út lại rất biết nghe lời phụ vương nên vua cha yêu chiều ta hết mực. Đến tuổi lập gia đình, cha muốn kén cho ta một người chồng xứng đáng để làm chỗ nương tựa cho người con yêu dấu của Người. Ngay sau khi biết vua cha có ý đó, rất nhiều người đã đến và cầu hôn với ta. Nhưng phần vì ta không ưng, phần vì họ không thực sự tài giỏi nên phụ vương chưa đồng ý một ai. Một hôm, có hai chàng trai cùng đến thi tài. Mới nhìn đã biết đây là những người có tài năng phi thường. Một chàng tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, mặc một bộ quần áo bằng lông thú, nai nịt gọn gàng. Bước chân của chàng uyển chuyển, nhẹ nhàng, dũng mãnh như bước đi của hổ, báo. Chàng tên gọi là Sơn Tinh, đến từ vùng núi Tản Viên. Chàng cúi lạy cha ta rồi xin được trổ tài. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãi núi đồi. Tài năng, võ nghệ phi thường của chàng khiến mọi người reo hò, khen ngợi không ngớt. Cha ta có vẻ ưng ý lắm. Chàng thứ hai tên Thủy TInh, trông có vẻ dữ tợn. Chàng khoác trên mình bộ quần áo lấp lánh được dệt bởi những chiếc vẩy cá rất to, theo sau là những tiếng reo hò của các thần Tôm, thần Cá. Chàng vung tay gọi gió, hô mưa khiến mọi người được một phen khiếp sợ nhưng cũng rất khâm phục. Vua cha thấy tài năng của hai người ngang nhau, không biết chọn ai bèn hỏi ý kiến ta. Ta vẫn trao quyền kén chồng cho cha nên cũng không bày tỏ ý kiến của mình nhưng thực tâm, ta đã có cảm tình với Sơn Tinh. Vua cha sau khi họp bàn các Lạc hầu, lạc tướng bèn ra điều kiện:”Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”
- Ngày hôm sau, ai mang sính lễ đến trước sẽ được rước Mị Nương về.
Sính lễ Người đưa ra thật lạ và quý hiếm, ta cũng chưa từng được thấy bao giờ. Suốt đêm ấy, ta trằn trọc không ngủ được. Không biết ai sẽ là người đến trước? Không biết ta sẽ lên rừng hay xuống biển? Càng nghĩ ta càng lo lắng và buồn bã vì sắp phải xa phụ vương của ta.
Đúng như mong ước của ta. Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến trước. Lễ vật bao hồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao - mỗi thứ một đôi nhưng xem xét kĩ ta nhận ra một điều đó đều là những sản vật quý hiểm của núi rừng. Ta liếc nhìn cha. Phải chăng cha ta ưu ái cho chàng Sơn Tinh nên yêu cầu lễ vật của rừng núi, hay là vì hiểu được tâm tư của con gái? Càng nghĩ ta càng khâm phục và yêu quý cha ta hơn. Sau khi làm lễ xong, ta theo Sơn Tinh về núi. Đoàn rước dâu đi đến đâu, náo nức một vùng đến đấy. Đến nửa đường, bỗng nghe một tiếng thét vang như sóng dậy phía sau. Theo lời bẩm báo của lính hầu, vì đến sau không lấy được ta, Thủy Tinh đã tức giận mà đuổi đánh Sơn Tinh. Khuôn mặt của hắn mới đáng sợ làm sao! Đôi mắt trợn ngược, bộ râu vểnh lên đầy căm giận và liên tục gào thét ra mưa, gió, sấm, chớp làm rung chuyển cả bầu trời, cuốn trôi biết bao nhà cửa. Hắn liên tục thét Sơn Tinh trả lại ta cho hắn. Đoàn người tùy tùng và ta vô cùng khiếp sợ. Giữa lúc ấy Sơn Tinh đã vận dụng hết nội lực của mình dời từng quả núi, bốc từng quả đồi để ngăn cản dòng nước. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Ngồi trong kiệu ta lo lắng cho số phận của nhân dân, cho tính mạng của chồng ta và cầu khấn thần phật đem lại chiến thắng cho chàng. Quả nhiên, nước của Thủy Tinh dâng đến đâu thì núi đồi của chồng ta dâng đến đấy. Cuộc chiến kéo dài mầy ngày thì Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về.
Từ đó, ấm ức chuyện cũ dẫn đến oán nặng, thù sâu. Thủy Tinh hằng năm vẫn dâng nước đánh chồng ta. Nhân dân còn mãi lưu truyền