Mng mọi người giúp mình mai mình thi rùi
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN: TIN HỌC 7 PHẦN TRẮC NGHIỆM | | |
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trang tính gồm có:
A. Các ô và các hàng. B. Các cột và các hàng.
C. Bảng chọn và thanh công thức. D. Thanh tiêu đề và thanh công thức.
Câu 2: Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với ô tính còn lại?
A. Được tô màu đen. B. Có viền đậm xung quanh.
C. Có đường viền nét đứt xung quanh. D. Có con trỏ chuột nằm trên đó.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính, em nháy chuột chọn ô đó và gõ dữ liệu vào.
B. Để kích hoạt ô tính nào đó, em nháy nút phải chuột vào ô tính đó.
C. Các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là bảng tính.
D. Thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính.
Câu 4: Để tính tổng giá trị trong các ô E3 và F7, sau đó nhân với 10% ta thực hiện bằng công thức nào sau đây?
A. E3 + F7 * 10%. B. (E3 + F7) * 10% C. = (E3 + F7) * 10% D. =E3 + (F7 * 10%)
Câu 5: Trong chương trình bảng tính, công thức nào sau đây là đúng:
A. = (18+5)*3 + 23 B. = (18+5).3 + 2^3
C. = (18+5)*3 + 2^3 D. = (18+5).3 + 23
Câu 6: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, ta chọn khối đầu tiên rồi…
A. nhấn giữ phím Delete và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
B. nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
C. nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
D. nhấn giữ phím Alt và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Câu 7: Địa chỉ một ô là:
A. Cặp tên cột và tên hàng.
B. Tên của hàng và cột nằm gần nhau.
C. Tên của một khối bất kì trong trang tính.
D. Tên của hàng mà con trỏ đang trỏ tới.
Câu 8: Ở ô E2 gõ =(9+3)/2+(7-5)^2*2, kết quả là:
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15
Câu 9: Có thể quan sát ở đâu trên trang tính để biết được một ô chứa công thức hay chứa giá trị cụ thể :
A. Thanh công cụ B. Thanh công thức. C. Thanh bảng chọn. D. Hộp tên.
Câu 10: Giả sử trong ô A1 chứa số 25, ô B1 chứa số 15, ô C1 chứa số 20. Công thức tại C1 là:
A. =(A1*B1)/2 B. =(A1+B1)/2 C. =(A1+B1)/3 D. =(A1+B1)
Câu 11: Khi bảng tính đã đựợc lưu ít nhất một lần (đã có tên) ta muốn lưu với tên khác thì thực hiện:
A. File\Open B. File\exit
C. File\ Save D. File\Save as
Câu 12: Địa chỉ của một ô là:
A.Tên cột mà ô đó nằm trên đó
B. Cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên
C. Tên hàng mà ô đó nằm trên đó
D. Cặp tên hàng và tên cột mà ô đó nằm trên đó
Câu 13: Ô B5 là ô nằm ở vị trí:
A. Hàng 5 cột B
B. Hàng B cột 5
C. Ô đó có chứa dữ liệu B5
D. Từ hàng 1 đến hàng 5 và cột A .
Câu 14: Một hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. Để tính chu vi hình chữ nhật đó bằng Excel, em sử dụng công thức nào dưới đây:
A. (5+3)*2 B. (5+3)x2
C. = (5+3)*2 D. = (5+3)x2
Câu 15. Chương trình bảng tính là:
A. Phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng.
B. Phần mềm thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp).
C. Phần mềm xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.
D. Phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp), xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.
Câu 16. Lợi ích của chương trình bảng tính là gì?
A.Việc tính toán được thực hiện tự động.
B. Khi các dữ liệu thay đổi thì các tính toán cũng được cập nhật tự động.
C. Có các công cụ giúp trình bày dữ liệu nổi bật và đẹp mắt.
D. Việc tính toán được thực hiện tự động, khi các dữ liệu thay đổi thì các tính toán cũng được cập nhật tự động, có các công cụ giúp trình bày dữ liệu nổi bật và đẹp mắt, có thể dễ dàng tạo ra các biểu đồ minh họa trực quan.
Câu 17. Màn hình làm việc của Excel có những gì?
A. Trang tính.
B. Thanh công thức.
C. Các dải lệnh Formulas và Data.
D. Trang tính, thanh công thức, các dải lệnh Formulas và Data.
Câu 18. Các thành phần chính trên trang tính gồm:
A. Các hàng, các cột.
B. Các hàng, các cột và các ô tính.
C. Các hàng, các cột, các ô tính, hộp tên, khối và thanh công thức.
D. Hộp tên, khối, thanh công thức.
Câu 19. Ô B5 là giao nhau của hàng nào, cột nào?
A. Hàng B, cột 5. B. Hàng 5, cột B.
C. Hàng 5, cột 5. D. Hàng B, cột B.
Câu 20. C2:D3 là khối gồm các ô nằm trên các côt …., đồng thời nằm trên các hàng…..:
A. B và C ; 2 và 3. B. C và D ; 2 và 3.
C. B và D ; 3 và 4. D. B và D ; 2 và 3.
Câu 21. Giao của một hàng và một cột được gọi là
A. khối B. hàng C. ô tính D. cột
Câu 22: Muốn lưu trang tính em thực hiện.
A. Vào File / Save. B. Vào File / Open.
C. Vào View / Save. D. Vào Insert / Save.
Câu 23. Để mở trang tính mới trong chương trình Excel, em nháy chuột vào bảng chọn:
A. File chọn lệnh Save. B. File chọn lệnh New.
C. File chọn lệnh Open. D. File chọn lệnh Print.
Câu 24. Khi nhập công thức vào một ô, đầu tiên em cần gõ dấu:
A. Dấu = B. Dấu * C. Dấu > D. Dấu /
--------------------------------Hết---------------------------------------
Phần I
1.c
2.c
3. theo mình là c (mình không chắc)
4.a
5.b
6.c (mình không chắc)
Phần II
1.Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10 độ C, thậm chí xuống đến -50 độ C. Mùa hạ rất ngắn, chỉ dài 2- 3 tháng, nhiệt độ có tăng nhưng ít khi vượt quá 10 độ C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp và chủ yếu ở dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.
2.
- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...
- Động vật: thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,..), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,..) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt,..). Thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh buốt giá.
3 và 4 xin lỗi bạn mình không biết
chúc bạn học tốt
Tự luận:
Câu 1:
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.