Viết đoạn văn về giao tiếp có văn hóa.
Help me !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ngôn ngữ chính là phương tiện giúp con người thực hiện các hoạt giao tiếp. Không có ngôn ngữ, nhất định sẽ không có văn mình. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày gọi là lời ăn tiếng nói. Lời nói chính là tấm gương của tâm hồn, nó phản ánh tính cách và phẩm chất của con người.Chúng ta phải biết rèn luyện lời ăn tiếng nói cho đúng đắn.Nếu chúng ta ăn nói lịch sự,văn minh thì đối tượng giao tiếp mới nghe và hài lòng.Không phải vô cớ, các cụ ta dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Không mất tiền mua, tức là rất sẵn, có rất nhiều, chẳng khó gì để có được. Vậy thì sao không lựa chọn những lời lẽ đẹp đề làm “vừa lòng nhau”?Người xưa cũng từng khuyên rằng: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Ăn mà không nhai, sẽ có hại, không tiêu hóa được thành các chất nuôi cơ thể. Giống như vậy, nói phải nghĩ. Nếu nói mà không suy nghĩ sẽ nói những điều dại dột, khiến người nghe phật ý, khó chịu, ghét khinh mình. Lòng người Việt ta luôn rộng mở, sẵn sàng “cởi” với bất cứ ai có thiện chí, biết tôn trọng, nâng niu những giá trị tinh thần. Khi “được lời”, điều đó lại càng được bộc lộ, phát huy.
Tham khảo:
Cánh ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dậy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Hãy rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công viêc và trong cuộc sống.
Câu cầu khiến: in đậm
I plan that after I graduate from university, I will study abroad in Japan for 1 year to improve my pracal knowledge and skills, and then return to my country to work, hoping I can become an interpreter. good and active. I try to work hard and earn a lot of money to build a nice house for my parents, and I also to do charity work to help people in need. to do it flawlessly.
Bạn tham khảo nhé:
Ông cha ta có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để cho thấy tầm quan trọng của lời chào trong cuộc sống. Trước hết có thể hiểu rằng lời chào là lời nói dùng để chào hỏi giữa những người quen thân hoặc cả xa lạ. Lời nói này thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào với người trên, người lớn tuổi trước. Ví dụ như con cái chào hỏi bố mẹ trước khi đi học, học sinh chào thầy cô giáo, em gái chào anh chị… Ý nghĩa của lời chào thể hiện được sự tôn trọng, cũng như tạo được thiện cảm với người đối diện. Đặc biệt là với đất nước Việt Nam vốn trọng lễ nghi thì điều này lại ngày càng quan trọng hay sao? Nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ dường như đã quên mất giá trị của lời chào. Họ cho rằng lời chào hỏi chỉ là sự khách sáo, câu nệ. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Lời chào hỏi là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, thể hiện được nhân cách tốt đẹp của con người. Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là mỗi học sinh cần phải giữ gìn được điều đó.
* Không gạch chân được nên mình dùng in nghiêng nhé
Communication is a quick and quick way to convey information from one person to another. There are many ways to communicate. Signing communication is the use of predefined symbols to communicate with each other, it is often used with the hearing impaired and the non-verbal. Next is the way of communicating by means of communication such as computers, telephones, this is usually used on the phone. And the most common way is oral communication. We will talk to each other to transmit information to each other, this is the easiest and fastest way to communicate. There are many ways to practice communication such as speaking with enthusiasm, assertiveness, not talking around, not stuttering, using gesture language "mirroring", asking unknown questions, revealing the name of the other person. . Through the above, you already know the different ways to communicate and how to improve communication skills, hope you can apply them in everyday life.
Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.
Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội.
Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Văn hóa giao tiếp là cách thức mà con người ta cư xử với những người khac trong xã hội.
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Thứ nhất là về cách ăn nói, giao tiếp giữa người với người: là người mang trong mình cái gọi là "có văn hóa" thì luôn luôn cư xử đúng mực, và kèm theo đó là cách ăn nói đúng đắn, nói là để cho người khác nghe, nên việc ứng xử có văn hóa cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác.
Những kiểu lời nói thô tục thì chẳng thể nào gọi là văn hóa.
Thứ hai là về những điều mà con người ta làm: những việc như chửi tục, đánh bậy với người khác không vì bất cứ lí do gì hay là tại bực quá mà ko biết kìm chế bản thân, buông nên những lời khiến người khác phải hoảng sợ, khi đó cái gọi là văn hóa đang chìm khuất ở đâu.
....
Đau lòng hơn là hiện nay, giới trẻ phần nhiều đã mất đi "văn hóa giao tiếp" cho riêng mình. Điều mà mỗi trường học đều đặt lên hàng đầu khi giáo dục học sinh. Là những kẻ được hưởng nền văn hóa toàn diện, nhưng khi thử so sánh với những con người khác, mặc dù ít học nhưng lại biết cách cư xử với người khác. Thử hỏi, văn hóa đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng đc bao nhiêu.
Việc "ứng xử có văn hóa" không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui. Và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc.
Người với người phải biết làm mọi cách để hiểu được nhau, điều mà con người cần để làm được là "văn hóa giao tiếp".