K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

 

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

 

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

 

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

5 tháng 12 2016
Bài làm

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

8 tháng 2 2021

Dàn ý:

*Mở bài:

- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.

Thân Bài:

- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.

- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.

- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.

- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.

Kết bài:

Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.

1 tháng 12 2021

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại, một người cha già đầy lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam. Với tâm hồn đầy nhạy cảm, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo, Người con là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Hồ Chí Minh đã có rất nhiều những sáng tác có giá trị cao cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ. Nếu theo dõi toàn bộ sự nghiệp văn chương của người, ta có thể thấy ánh trăng xuất hiện khá nhiều trong các trang thơ của Bác. Hay nói cách khác, hình ảnh ánh trăng gợi cho Bác nhiều nguồn cảm hứng nghệ thuật và để lại dấu tích trong các áng thơ văn của Người với nhiều sắc thái, chiều kích khác nhau, để thể hiện những nguồn cảm hứng, tư tưởng riêng của Người. Và bài thơ Rằm tháng giêng là một bài thơ như thế. Rằm tháng giêng là bài thơ lấy cảm hứng thì ánh trăng rằm, qua bài thơ Người khắc hoạ thành công bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ dưới ánh trăng đêm, đồng thời qua đó lồng ghép những xúc cảm thẩm mĩ của mình một cách khéo léo. Điều đặc biệt, dưới ánh trăng Rằm ấy, hình ảnh của Hồ Chí Minh hiện lên không chỉ với tư cách của một người thi sĩ yêu đời, dạt dào cảm xúc, mà còn hiện lên với tư cách của một người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết, trung thành hết mực với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của đất nước: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã mở ra một không gian tuyệt mĩ, khoảnh khắc tươi đẹp của một đêm rằm mùa xuân. Không gian như được trải dài ra bát ngát, mênh mông theo không gian rộng lớn của đất trời “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm, mùa của trăm hoa, vạn vật đua nở, không chỉ khoảnh khắc ban ngày mới gợi lên những nguồn cảm hứng dạt dào. Mà ngay cả khoảnh khắc ban đêm, khi ánh trăng bao trùm lấy không gian thì cảnh sắc của đất trời lại hiện lên mới một hình dáng độc đáo, tươi đẹp hoàn toàn mới lạ. Và với con mắt đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy nhạy cảm, Hồ Chí Minh đã thu trọn không gian này vào tầm mắt của mình. “Rằm” là khoảng thời gian trăng tròn nhất, sáng nhất trong một tháng. Ở đây hình ảnh ánh trăng mùa xuân hiện lên đầy sức gợi cảm, bởi nó gợi ra cho người đọc không chỉ có những liên tưởng về mặt thị giác mà còn kích thích cảm giác, đó chính là cảm giác muốn được chiêm ngưỡng, muốn được thưởng ngoạn. “Lồng lộng” gợi ra diện không gian rộng lớn mà ánh trăng bao phủ, đồng thời cũng gợi ra cái thăng hoa về cảm xúc của người thi nhân. Dưới ánh trăng Rằm sáng vằng vặng của đêm xuân, từng tia sáng chiếu xuống mặt đất đều tạo ra một sự rung động, giao hoà với mọi vật. Vì vậy từ lồng lộng ta còn hiểu như một sự tác động mạnh mẽ, làm cho hoạt động “soi” thêm sinh động, gợi cảm. “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”, nếu như ở câu thơ đầu có sự giao hoà giữa ánh sáng và bầu trời thì đến câu thơ này, sự giao hoà ấy được mở rộng, nhân rộng hơn. Dòng sông mùa xuân vốn trong xanh, tươi đẹp, nhưng dưới sự phản chiếu của ánh sáng trăng Rằm thì cái vẻ đẹp vốn có ấy được đẩy lên mức tuyệt mĩ. Dưới ngòi bút miêu tả của Hồ Chí Minh, dường như dòng nước với ánh trăng đã hoà quyện làm một, chúng giao thoa với nhau hài hoà, tinh tế. Do đó mà dòng sông xuân vốn tươi đẹp nay lại hoà thêm sắc trời xuân thì càng rực rỡ, độc đáo hơn. Đặc biệt, mối quan hệ của dòng sông và bầu trời là mối quan hệ hai chiều. Không chỉ ánh trăng làm cho mặt nước thêm đẹp mà chính mặt nước cũng tôn lên vẻ đẹp của ngày xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền Qua hai câu thơ này, ta có thể hiểu được vì sao Hồ Chí Minh lại có thể quan sát và cảm nhận tinh tế đến vậy vẻ đẹp của đêm trăng Rằm, bởi vị trí thưởng ngoạn của bác là ở giữa dòng, vị trí chính giữa của dòng sông, nơi có điều kiện quan sát toàn vẹn cảnh vật trên bầu trời cũng như dưới dòng sông xanh thẳm. Nhưng Bác ngồi thuyền trên sông không đơn thuần chỉ là ngắm cảnh mà “bàn việc quân”. Với địa vị là một người lãnh đạo, một vị lãnh tụ của phong trào cách mạng ta có thể hiểu địa điểm bàn bạc đặc biệt này. Vì là việc Cách mạng, việc của dân của nước nên không thể có bất kể sự sơ sót nào, bàn bạc trên sông là đảm bảo tính bí mật, thể hiện tính hệ trọng của việc nước. Trong không gian hội họp thường có không khí căng thẳng, trang nghiêm, nhưng dưới ngòi bút của Bác thì dường như không gian hội họp ấy dường như có chút lãng mạn, thi vị đầy chất thơ. Khi việc quân đã bàn bạc xong,con thuyền đưa những người chiến sĩ trở về thì cũng là lúc ánh trăng soi rọi làm sáng cả con thuyền “trăng ngân đầy thuyền”. Câu thơ thể hiện được sự giao hoà giữa lòng người và vũ trụ, như một sự đồng cảm, cổ vũ của thiên nhiên với con người, mang niềm tin vào vận nước nhất định sẽ thành công, sẽ thắng lợi. Rằm tháng giêng là một bài thơ hay và giàu sức biểu hiện. Qua đó Hồ Chí Minh không chỉ khắc hoạ được không gian hùng vĩ, tươi đẹp của cảnh sắc trong đêm rằm mùa xuân mà còn làm nổi bật lên hình ảnh của một người thi nhân tinh tế, một người chiến sĩ cách mạng một lòng vì dân,vì nước. Cùng với đó là nguồn cảm hứng lãng mạn đầy độc đáo, điều mà ta chưa từng thấy trong những áng văn viết về chính sự, vận nước trước đây.

2 tháng 12 2021

Tham Khảo vứt đâu r bạn???

11 tháng 11 2016

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

11 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã sáng tạo ra rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị cho tới tận bây giờ. Từ những tác phẩm thơ văn bằng tiếng Hán, Nôm hay chữ Quốc ngữ. những tác phẩm của Bác để lại đều là những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc và có tầm ảnh hưởng tới sự nhân thức của những người thưởng thức. Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân có khả năng làm ra những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất. Và trong những tác phẩm để lại của Người, em thích nhất là bài thơ “ Nguyên Tiêu” ( Rằm tháng giêng) được Người sáng tác một cách ngẫu hứng khi đang bàn việc quân và đã trở thành một trong những bài thơ rất nổi tiếng của người.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đầy ngẫu hứng của tác giả khi Người đang bất chợt nhìn về phía xa xa. Và thật bất ngờ, hình ảnh trước mắt Người à hình ảnh của cả một bầu trời sông nước Ánh trăng đẹp nhất chính là ánh trăng của ngày rằm, là lại là ngày rằm tháng giêng, ánh trăng lộng lẫy như chiếu sáng cả không gian, như soi vào lòng người những xúc cảm mà ngày thường mọi người ít ai có thể cảm nhận được. Một điều đáng chú ý là bài thơ được sáng tác vào năm 1975- lúc đó đang là thời kì cam go, và đầy những khó khăn thế nhưng Bác giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp như thế tâm hồn người nghệ sĩ yêu thơ văn của Bác đã không thể kìm chế lại giữa cảnh trời như vậy. Từ “ lồng lộng” là một từ láy tượng hình đã thể hiện được cảm giác thiên nhiên hiện lên như bao la, như sống trong lòng người những tình cảm hạnh phúc. Cả bầu trời và mặt nước, dòng sông như được nối liền trở thành một bầu trời mây sông nước. . hững dòng thơ chữ Hán như trong nguyên văn Bác viết:

“xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” câu thơ như có sắc xuân và khí xuân bao trùm lên toàn cảnh vật.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Hình ảnh tất cả mọi thứ cùng nhau được hòa quyện tạo nên những giá trị sâu sắc. . vào khoảnh khắc kì diệu, màu xuân như tưới đẫm lên vạn vật, tạo cho mọi thứ một không gian tươi mới, đầy thi vị mà không phải lúc nào giữa cuộc sống này chúng ta cũng có cơ hội để chiêm ngưỡng và cảm nhận

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Thì ra Bác đang bàn bạc việc quân cơ mật. tới đây chúng ta lại tự hỏi bản thân mình là tại sao giữa lúc việc quân đang nước sôi lửa bỏng như vậy mà Bác lại có cả tâm hồn nhà thơ. Đúng vậy chỉ có trong những tình huống nhau thế này, chúng ta mới thấy được phong thái ung dung và tự tại của Bác, không ngại những khó khăn và gian khổ. Điều này đã thể hiện nhân cách cao đẹp của Bác, đó xứng đáng là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Câu thơ như một lời gợi ý và cũng là một lời tự hứa của Bác về sự nghiệp của dân tộc. Con thuyên ở đây về nghĩa bóng chính là nơi mà Bác và những cán bộ chủ chốt của Đảng đang họp bàn về những quyết định cho chiến dịch mùa xuân 1975 nếu xét về khoảng thời gian đó. Thế nhưng nó cũng có nghĩa bóng chính là chỉ con thuyền cách mạng, của sụ nghiệp dân tộc sẽ trở thành con thuyền chở lí tưởng, chở ánh sáng cho những người con của dân tộc, đưa dân tộc đi tới những thành công và thắng lợi. “ trăng ngân đầy thuyền”. . Câu thơ cũng đã thể hiện một cách lạc quan và tươi sáng về tình hình của đất nước trong tương lai gần. và người khách cảu những kế hoạch và những dự kiến về chiến dịch của Bác chính là ánh trăng của nhân dân, ánh trăng đã đưa những con người gần nhau hơn.

“rằm tháng giêng” tuy được Bác Hồ viết trong thời kì kháng chiến chông pháp, cụ thể hơn là khi mà cuộc chiến của nhân dan ta đang diễn ra trong thời kì cam go quyết liệt. Thế những ở trong thơ, ta vẫn gặp chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, dù đang làm việc nhưng Bác vẫn luôn sống một cách chan hòa với ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không chỉ vì sự bận rộn việc quân mà Người hờ hững với thiên nhiên tươi đẹp, từ chối những điều mà tạo hóa đã ban cho. Điều này đã nói lên được phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên, của đất nước và con người trong nhà thơ, dù cho đó là điều kiện rất khắc nghiệt của cuộc sống bởi chiến tranh và những cuộc xung đột những khó khăn chồng chất. Điều đó đã tạo nên những sức mạnh vô biên cho nhan dan đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù một cách hào hùng.

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

19 tháng 12 2020

gg

23 tháng 12 2016

Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người . Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.

Tham khảo:

Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.