Viết thêm phần mở bài và kết bài để có bài văn hoàn chỉnh chính tả cái trống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: - Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.
+ Viết thêm phần mở bài: - Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.
- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.
+ Viết thêm phần kết bài: - Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.
- Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.
MB:
(Mở bài)
- “Tùng! Tùng! Tùng!” Âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã
gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh cái trống trường tôi.
Hay: – “Cũng không biết cái trống có từ bao giờ. Hồi tôi vào lớp một, đã thấy
trống ngồi bệ vệ trên cái giá đặt ngay ở phòng bảo vệ. Và bây giờ, nó vẫn nằm
ở đây. Hơn ba năm rồi, nó vẫn thủy chung với chúng tôi, đếm từng vòng quay
của chiều đồng hồ treo tường để báo hiệu giờ ra vào lớp cho chúng tôi học tập,
vui chơi”.
(Kết bài)
Không phải riêng chúng tôi mà cả các anh chị lớp trước đã từng học ở đây, mỗi
lần nghe tiếng trống trường nhịp đều gợi lại cho mình biết bao những kỉ niệm.
Ba hồi trống náo nức buổi tựu trường nghe âm vang như một ngày hội. Sáu
tiếng trống báo hiệu giờ vào học. Một nhịp trống ba rộn rã niềm vui giờ giải
lao. Và một hồi dài ngân vang tha thiết như lưu luyến tiễn đưa chúng tôi trở về
nhà sau một buổi học căng thẳng nhưng thú vị.
(Kết bài mở rộng)
(Mở bài)
– “Tùng! Tùng! Tùng!” Âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh cái trống trường tôi. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Hay: – “Cũng không biết cái trống có từ bao giờ. Hồi tôi vào lớp một, đã thấy trống ngồi bệ vệ trên cái giá đặt ngay ở phòng bảo vệ. Và bây giờ, nó vẫn nằm ở đây. Hơn ba năm rồi, nó vẫn thủy chung với chúng tôi, đếm từng vòng quay của chiều đồng hồ treo tường để báo hiệu giờ ra vào lớp cho chúng tôi học tập, vui chơi”.
(Kết bài)
Không phải riêng chúng tôi mà cả các anh chị lớp trước đã từng học ở đây, mỗi lần nghe tiếng trống trường nhịp đều gợi lại cho mình biết bao những kỉ niệm. Ba hồi trống náo nức buổi tựu trường nghe âm vang như một ngày hội. Sáu tiếng trống báo hiệu giờ vào học. Một nhịp trống ba rộn rã niềm vui giờ giải lao. Và một hồi dài ngân vang tha thiết như lưu luyến tiễn đưa chúng tôi trở về nhà sau một buổi học căng thẳng nhưng thú vị.
Đoạn 1
Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt trắng xóa cả một nền trời, cây cối ngả nghiêng như muốn đổ rạp. Vài bóng người phóng xe vội vã, nước tung tóe bắn ra hai bên. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2
Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nâu dưới gốc cây hoàng lan ướt lướt thướt, đang xù ra và rũ rũ lại bộ lông.
Đàn gà con xinh xắn chíp chíp quanh chân mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì vừa chui ra từ đôi cánh to và ấm áp của mẹ.
Chú mèo khoang khoan thai bước ra từ nhà bếp, duỗi thẳng người rồi nhảy phóc lên cây cau, cào cào. Nước mưa còn đọng trên lá cau rơi xuống lộp độp, mèo con giật mình, tẽn tò nhảy xuống.
Đoạn 3
Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Hàng cây trước nhà dường như tươi non hơn, xanh mát hơn vì được tắm đẫm nước mưa. Mấy cây hoa trong vườn rực rỡ hơn như khoác lên mình bộ áo mới. Ánh nắng chiếu xuống vài giọt nước còn đọng trên lá, ánh lên lấp lánh.
Đoạn 4
Con đường trước cửa đang khô dần. Xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng cười nói, tiếng xe cộ hòa vào nhau ồn ã, mọi người vội vã trở lại với công việc. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy
- Chọn đoạn 2 để viết hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
"Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ với bộ lông màu nâu sáng đẹp đang xòe rộng hai cánh ra mà rũ rũ. Đàn gà con chui ra từ chỗ chân cây rơm, miệng "chiếp… chiếp…", chân nhảy cẫng thích thú lắm. Chú mèo khoang vươn vai một cái rõ dài rồi tìm ngay chỗ sân thật nhiều nắng mà ngồi sưởi ấm."
a) Bài văn tả cái cối.
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần | Từ...đến... | Nói điều gì? | Giống cách mở bài, kết bài nào đã học |
Mở bài | từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. | Nói lên sự xuất hiện của cái cối. | Giống cách mở bài trực tiếp. |
Kết bài | từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... | Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. | Giống như cách kết bài mở rộng |
c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
- Tả hình dáng:
+ Vành cối, áo cối
+ Hai tai cối
+ Hàm răng cối
+ dăm cối, cần cối
+ cái chốt
+ cái dây thừng
⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.
- Tả công dụng:
+ Đổ thóc vào cối
+ xung quanh cối.
+ vành cối
+ tiếng cối phát ra khi xay
⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.
mở bài : Nhà em có nuôi một đàn gà , có rất nhiều loại gà như : gà trống ,gà mái,gà con ... Nhưng em chú ý nhất đến chú gà trống màu đỏ rực rỡ
kết bài :Em rất yêu quý con gà trống nhà em, em coi nó là chiếc đồng hồ báo thức của riêng em, giúp em thuận lợi rất nhiều về việc giờ giấc . Em sẽ cho nó ăn nhiều hơn , để nó càng ngày càng lớn hơn nữa
Bạn làm cái trò quái j vậy??