các bạn có thơ lục bát ko cho mình xin mấy bài với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu tiên 2 chữ "Làm quen"
Quen rồi 4 chữ "Chúng mik yêu nhau"
Tiếp sau 2 chữ "Trọn đời"
Cuối cùng 4 chữ "Chúng mik chia tay"
học không chơi đánh rơi tuổi trẻ
Chơi ko học vừa khỏe vừa vui
một khi đã ngủ là ko dậy
1 khi đã dậy thì lại buồn ngủ
THƯƠNG MẸ...
Thương Mẹ khuya sớm tảo tần
Chăm lo cuộc sống, đỡ đần con thơ
Gác bao hoài niệm ước mơ
Vì đàn con trẻ, dại khờ, thơ ngây
Bán buôn gồng gánh đêm ngày
Đôi vai trĩu nặng, hao gầy xót thương
Mẹ đi qua khắp phố phường
Đôi chân bé nhỏ, phi thường vì con
Trời mưa, trời nắng mỏi mòn
Tháng ngày cơ cực, vẫn còn nơi đây.
Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.
A - Luật thanh trong thơ lục bát
Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ví dụ:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân B - T - B
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B
Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.
Ví dụ:
Có sáo thì sáo nước trong T-T-B
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B
hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B
B - Cách gieo vần trong thơ lục bát
Thơ lục bát cí cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thiw lụch bát tính linh hoạt về vần.
Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám câu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp. Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Tiểu đối trong thơ lục bát:
Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát:
Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn.
CHÚC BẠN SẼ CÓ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT THẬT TUYỆT VỜI, THEO Ý MÌNH!!
Kb vs mk nha !!!~
" Chúng ta giữ sạch môi trường
Chung tay góp sức môi trường đẹp hơn"
lục bát như vậy được được không bạn
HOA RƠI HỮU Ý ,NƯỚC CHẢY VÔ TÌNH
Ta ngồi trong nhà ngắm mưa
Mưa bao nhiêu hạt nhớ nắng bấy nhiêu.
Sông kia nước chảy vô tình
Hoa kia thơm lạ hữu tình rụng theo.
Lớp em là lớp tám bê
Học tập, văn nghệ chẳng chê điều gì
Nắm tay tiếp bước cùng đi
Bạn bè vui vẻ mỗi khi tới trường
Mỗi khi nhắc lại vấn vương trong lòng.
CHúc bạn hc tốt!
Tham khảo trên Hoc24:
Chiều buông rộn tiếng ve ngân
Bước chân thầy bỗng chậm dần đường xưa
Một đời dệt thảm ước mơ
Để em có một tuổi thơ huy hoàng
Đò đầy gánh ước mơ sang
Đổ về bến hẹn vững vàng thầy trao
Thời gian tựa giấc chiêm bao
Quay đi ngoảnh lại đã vào tuổi ông
Cảm ơn bao ước mơ hồng
Dưỡng nuôi ý chí khó không chịu lùi
Hôm nay vững bước đường đời
Nhờ công thầy đã một đời bón chăm.
Tham khảo nhé !
Thành công nhờ có thầy cô
Đỗ Trạng bởi có ông đồ ngày xưa
Dù ai từng trải nắng mưa
Không thầy dạy dỗ thì chưa nên người
Con ông Tướng hay ông Trời
Tất cả đều phải vâng lời thầy cô
Nếu không muốn mình ngây ngô
Chậm chạp, yếu đuối, hồ đồ, hư thân,...
Muốn hay phải học dần dần
Muốn giỏi thì phải chuyên cần, hăng say
Nền tảng là chữ cô thầy
Mở mang tri thức dựng xây cuộc đời
Trăng
Một mình dưới ánh trăng đêm
Cảnh khuya trăng lại như đêm sáng ngời
Trăng vàng rải khắp muôn nơi
Ánh trăng đẹp tựa như lời mẹ ru
bn thự lm ak