K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2016

Sau phút chia ly” trích Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là khúc ngâm cứa sâu vào lòng người đọc nhiều nỗi niềm xót xa. Có người cho rằng đoạn trích này là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhưng có người lại nói của Phan Huy Ích. Tuy nhiên của nhà thơ nào thì nó vẫn là những áng thơ phản ánh chân thực, sâu sắc nhất tình cảnh lẻ loi, đơn độc của người phụ nữ khi có chồng ra trận. Đoạn trích này thực sự đã lột tả được tình cảnh thê lương của những cặp vợ chồng trẻ trong năm tháng chiến tranh ác liệt.

Thời kì phong kiến, có nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa diễn ra đã lôi kéo rất nhiều người vào vòng xoáy này. Cuộc sống cơ cực, nỗi chia ly, tan tác cứ triền miên không có lối thoát. Khúc ngâm này chính là tiếng khóc ai oán của người chinh phụ khi có chồng ra trận mà không hẹn ngày về. Với những đặc trưng của thể ngâm cũng như của thơ Nôm, tác giả đã lột tả được diễn biến tâm lí một cách sâu sắc nhất.

 

Ngay từ những câu thơ đầu đã nói lên tình cảnh chia ly đầy đau đớn và xót xa của đôi vợ chồng trẻ. Tác giả đã diễn tả một cách chân thực, sâu sắc tâm trạng u sầu này:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh

Chỉ với 4 câu thơ nhưng đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người vợ trẻ sau khi tiễn chân chồng ra trận. Một tình cảnh đối lập, khắc nghiệt đến tái tê được gợi lên trong không gian dài và rộng, sâu và xa. Chàng và thiếp, mỗi người một ngả, mỗi người một nơi. Biện pháp tương phản được tác giả sử dụng một cách khéo léo. Là vợ chồng trẻ, gắn bó mặn nồng với nhau nhưng lại chia ly đau lòng nhưng chỉ biết câm nín.

Cụm từ “cõi xa mưa gió” giàu sức gợi tả, không chỉ là mưa gió của thiên nhiên khắc nghiệt mà có lẽ còn để diễn tả sự khốc liệt của chiến trang ngoài kia. Đối lập với “cõi xa mưa gió” là “buồng cũ chiếu chăn” người vợ trở về. Một bên khốc liệt, một bên cô đơn, lẻ bóng đến tái tê lòng. Tình cảnh đối lập, không gian đối lập đó cứa vào lòng người nỗi thương xót tộ cùng.

 
20 tháng 8 2020

Tám câu thơ đầu diễn tả nỗi bồn chồn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi. Không gian hết sức vắng lặng, hiu hắt, chỉ có bước chân của người lẻ bóng thầm gieo trên hiên vắng. Người chinh phụ đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại như chờ mong tin lành báo chồng trở về, nhưng tin tức về người chồng vẫn bặt vô âm tín. Nỗi thất vọng tràn trề. Ở ngoài hiên hay ở trong phòng, nàng vẫn lẻ loi, cô đơn hết sức. Mong con chim thước cất lên tiếng kêu, nhưng đến cả tiếng chim của sự mong mỏi cũng im vắng. Đêm khuya, một mình một bóng dưới ánh đèn, người chinh phụ khao khát sự đồng cảm, sẻ chia, nàng hi vọng ngọn đèn thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn vô tri, vô cảm, đèn không thể an ủi, sẻ chia cùng người nỗi buồn đau cô lẻ. Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn, nhưng không thoát nổi. Người chinh phụ gượng soi gương để trang điểm, nhưng nhìn thấy gương mặt mình, người chinh phụ lại không cầm nổi nước mắt. Đau đớn nhất là khi: Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng Đàn cầm, đàn sắt thường hoà âm với nhau ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, hoà thuận, ấm êm. Dây đàn uyên ương gợi lên biểu tượng lứa đôi gắn bó, hoà hợp như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi sầu cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ “gượng” diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ. Dây đàn “đứt” và “chùng” đều là dấu hiệu về điềm gở. Nỗi kinh hãi, ngại ngùng của người chinh phụ khi “gượng gảy ngón đàn” trở thành một mặc cảm về sự lẻ loi, cô đơn trọn kiếp của cô phụ. Tám câu thơ cuối thể hiện nỗi khao khát gửi tình thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến chồng, nhưng trong nỗi khao khát ấy đã chứa sẵn mầm tuyệt vọng. Làn gió đông yếu ớt kia không đủ sức mang nỗi lòng thương nhớ “nghìn vàng” của nàng đến tận non Yên xa thẳm. Nỗi nhớ thương càng trở nên thăm thẳm, không thể cân đo đong đếm được. Nỗi niềm ấy chìm vào lạnh lẽo với hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng. Tất cả đều sự gợi cô đơn, buồn nhớ.Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ và phản kháng chiến tranh phi nghĩa.

23 tháng 7 2021

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét: Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính. Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp ( câu đơn mở rộng thành phần). Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận. Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

23 tháng 7 2021

lần sau em có thể ghi nguồn hoặc ghi Tham khảo để tránh mọi người bình luận nhé. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

22 tháng 11 2018

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn  trên cánh đồng.

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi  được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng  cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm  ổi, những buổi  ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho  tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

Mai sau, dù có đi đâu xa tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất này như nhớ tới người mẹ hiền luôn ôm ấp tôi vào lòng vậy. Mỗi người chúng ta dù già hay trẻ dù giàu sang hay nghèo đói tì vẫn có tình cảm đặc biệt với quê hương mình vì:

” Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

bn tự tìm qht nhé

2,Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

22 tháng 11 2018

1.Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. nếu tôi có đi đâu xa thì tôi sẽ ko bao giờ quên quê hương tôi đâu bởi có lẽ nó đã gắn bó với từ từ nhỏ .tôi yêu quê hương tôi nhiều lắm!
- Ví dụ cặp từ trái nghĩa có trong bài trên là '' có'' - '' không''.

quan hệ từ là:nếu -thì

2.

https://h.vn/hoi-dap/question/113729.html(link câu 2 đó bn đọc thử đi )

mk nha

10 tháng 11 2021

tham khảo

Những năm tháng học đường, em đã được tiếp xúc và khám phá rất nhiều những tác phẩm văn học hay, có ca dao dân ca, có tục ngữ, truyện ngắn và cả thơ, mỗi tác phẩm lại mang đến cho em những bài học sâu sắc. Nhắc đến thơ thì với em, thơ Bác luôn giữ một vị trí đặc biệt, đọc những bài thơ Người viết, em thấy mình yêu thêm quê hương, đất nước, thấy mình cần nhiều hơn nữa những cố gắng để hoàn thiện, để sống thật ý nghĩa hôm nay. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em say mê nhất, một bài thơ đầy bình dị với những hình ảnh thân thuộc mà mang giá trị lớn, hàm súc về nội dung ý nghĩa.

 

Cảnh khuya được viết vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Bác viết bài thơ này khi đang ở chiến khu Việt Bắc.

 

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

 

Việt Bắc vốn nổi tiếng với cảnh sắc, tình người, và khi được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ thì cảnh sắc ấy còn đẹp và thơ hơn thế. Xa xa, nghe tiếng suối thì thầm, róc rách, tiếng suối ấy sao nhẹ nhàng, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca. Âm thanh du dương của tiếng suối chảy khiến lòng thi nhân say mê, ví như thanh âm của tiếng nhạc mà ai đang ngẫu hứng cất lên đâu đó. Cũng viết về âm thanh tiếng suối, Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng từng viết: 

 

"Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

 

 

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
__________________
ღ♫ Không ai có thể vượt qua được chính mình
Tuy không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn ღ♫
 
Thử xem có được ko nha
Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~