K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2021

c1/ "Hoa" và " liễu" là nhưng loài vô tri vô giác, vậy mà phải "ghen" phải "hờn" tức giận với vẻ đẹp sắc sảo của Thúy Kiều 

c2/ Thúy Kiều xinh đẹp tới nỗi chỉ cần nghoảnh đầu lại là thành và nước đều bị nghiêng, bị đổ 

c3/ về sác thì đành chỉ có một mk TK về tài thi may ra có người thứ 2

c4/ thứ nhất là thứ thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng 

c5,6,7,8/ thứ hai là về tài cung thương, ngữ âm 

c9/ Bạc mệnh là một bản nhạc của TK và cx là đứa con tinh thần của nàng

 

 

22 tháng 12 2021

Câu thơ có cái hay chính là sử dụng thành ngữ độc đáo: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. Hình ảnh thơ gần gũi, hiện thực. Đó chính là cơ sở tạo nên tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó

22 tháng 12 2021

Câu thơ nói về xuất thân của những người lính, họ đều là những người xuất thân từ vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi, khó nhọc nhưng đều có chung 1 lòng yêu nước sâu sắc. 

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ

2. Thân bài

Phân tích theo khổ:

- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ

+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân

+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ

+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi

- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”

+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng

+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về

+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân

- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”

+ Mùa hoa mận là của hiện tại

+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn

+ Mùa hoa mận là vòng lặp

+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm

3. Kết bài

     Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.

Bài làm

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

5 tháng 3 2023
 

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

13 tháng 9 2018

Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

- Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ

- Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng của đoạn thơ, bài thơ

3 tháng 3 2022

Câu 1 : Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu 2 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu cuối là : so sánh và nhân hóa .

`-` Tác dụng : Tạo nên một khung cảnh thiên tươi sáng, làm cho câu văn hay hơn, thêm sinh động hình ảnh cánh buồm.

Câu 3 : Tham khảo:

Trong bài thơ Quê hương, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền, người dân làng chài và tình yêu quê hương của tác giả. Thật vậy, khổ thơ mở đầu với hình ảnh "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" là một khung cảnh bình minh tươi đẹp bao phủ lên toàn bộ làng chài. Đó cũng là lúc mà người dân chèo thuyền ra khơi "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc  thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy. Động từ "phăng" được đảo lên đầu câu thơ, kết hợp từ "vượt" và hình ảnh "trường giang" đã khẳng định được sự khỏe mạnh của những người dân chèo thuyền ra khơi. Họ mang theo sức mạnh, của cải của mình để đưa chiếc thuyền ra khơi, vượt qua bao sóng gió trên sông dài biển rộng. Ôi, đặc biệt hơn hình ảnh thơ tuyệt đẹp "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng! Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Phải chăng cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ? Từ "rướn, thâu góp" là những từ ngữ chọn lọc một cách tuyệt vời của tác giả. Cánh buồm trắng trở nên sinh động, có hơn, như một cơ thể sống mang theo linh hồn, ước mơ và khát vọng của toàn thể những người dân làng chài. Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã miêu tả sinh động và chân thực khung cảnh ra khơi của người dân làng chài với khí thế hào hùng và mong ước ấm no của họ.

`-` Câu nghi vấn : in đậm

1. "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 

Ẩn dụ: "mặt trời trong lăng rất đỏ"

Tác dụng: 

+ Về mặt nghệ thuật: tăng tính hình ảnh cho đoạn thơ, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc 

+ Về nội dung: 

- Mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ, qua hình ảnh ẩn dụ trên tác giả ca ngợi công lao của Bác Hồ như vầng ánh dương soi sáng đường đi cho nhân dân ta đến với độc lập, tự do hạnh phúc. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn đối với Bác. 

2. "Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"

Nghệ thuật ẩn dụ :Mùa xuân nho nhỏ 

- Tác dụng: 

+ Về mặt hình thức: Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, tạo âm hưởng sâu lắng

+ Về mặt nội dung: "Mùa xuân nho nhỏ" ẩn dụ cho khát vọng sống cao đẹp, sống hiến dâng phần đời đẹp nhất của mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước. 

3. "Vân xem trang trọng khác vời 

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" 

Biện pháp tu từ: Ẩn dụ "Khuôn trăng đầy đặn" 

Tác dụng: 

- Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách độc đáo nhằm gây ấn tượng với người đọc.

- Khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân là một tuyệt sắc giai nhân khiến người khác ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên

17 tháng 3 2023

câu 1 : câu thơ trên đc trích trong văn bản : quê hương 

-t/giả : tế hanh

Câu 2: Nhân hóa : con thuyền rẽ 

Ẩn dụ: mùi nồng mặn

Câu 3: Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu 4:

kiểu câu cảm thán chị 

Mục đích: bộc lộ cảm xúc, nhớ đến cảm giác hương vị ấy