PHÂN tích tình cảm của bé Hồng kkhi nhìn thấy mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TÌNH YÊU THƯƠNG MÃNH LIỆT CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ BẤT HẠNH
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào? 2 bài văn mẫu giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo.MỤC LỤC NỘI DUNG1. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh2. Văn mẫuThông qua đoạn trích Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng, ta thấy được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện qua những chi tiết sau:
TÌNH YÊU THƯƠNG MÃNH LIỆT CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ BẤT HẠNH- Mặc dù đã ngót 1 năm chú bé Hồng không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
- Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng cậu bé hiểu được "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".
- Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô khi xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
- Chú bé Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm ghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".
- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
=> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.
Nhớ cho tick nha
ĐỌC TRUYỆN NGẮN ĐÓ CHO TA THẤY BÉ HỒNG YÊU THƯƠNG MẸ VÌ ;DÙ BỊ CÔ NÓI XẤU MẸ ĐẾN ĐÂU BÉ HỒNG VẪN KHÔNG CHỊU NGHE CÔ VÀ RẤT TỨC GIẬN KHI CÔ NÓI XẤU MẸ MÌNH DẾN NỖI BÉ HỒNG ĐÃ NGHIẾN RĂNG VÀ NGHĨ " NẾU NHỮNG THỨ HẮT HỦI MẸ LÀ ĐẦU NGỌN GỖ HAY MẪU THỦY TINH CẬU CŨNG QUYẾT VỒ NGAY LẤY NÓ MÀ CẮN MÀ NGHIẾN CHO NÁT VỤN MỚI THÔI"
Chú bé Hồng có tình cảm yêu thương mẹ thắm thiết:
- Trước hết, chú không vì những lời lẽ xúc xiểm thậm chí lăng mạ về mẹ của bà cô làm cho ghét mẹ. (phân tích cuộc đối thoại giữa chú bé Hồng và bà cô).
- Chú ước những cổ tục lạc hậu là những vật như mảnh thủy tinh hay đầu mẩu gỗ thì chú nguyện cắn, nhai cho kì nát vụn mới thôi. => Chú hiểu lí do mẹ phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và hoàn toàn cảm thông cho mẹ chú bé.
- Chú vẫn hoàn toàn đặt niềm tin ở mẹ và tin có ngày mẹ sẽ trở về với chú bé: chú chạy theo bóng người ngồi trên xe, và nếu đó không phải mẹ thì có lẽ chú bé sẽ bị đám bạn cười chê. Nhưng đó đúng là mẹ chú bé. Mẹ trở về thăm 2 anh em chú. Chú bé Hồng vì thế mà được xoa dịu. Biết bao tủi cực mà bà cô reo rắc, biết bao căm tức, nhớ nhung đều được đền đáp. Chú bé nằm trong vòng tay mẹ và quên đi những tủi hờn kia...
=> Chú bé Hồng là đứa trẻ hiểu chuyện, mạnh mẽ và có tình thương mẹ thắm thiết.
Bạn tham khảo :
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau:Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.==> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.
Tham khảo dàn ý
- Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, sẵn sàng hi sinh bảo vệ nhau, đó là một tình cảm thiêng liêng, cao quý
- Biểu hiện của tình mẫu tử:
+ Yêu thương con cái.
+ Hết lòng chăm sóc con, đem đến cho con những gì tốt đẹp nhất
+ Sẵn sàng hi sinh vì con.
- Ý nghĩa tình mẫu tử:
+ Là nơi nương tựa, giúp ta vượt qua mọi sóng gió
+ Là nơi tiếp cho ta thêm động lực, sức mạnh.
+…
- Trách nhiệm bản thân với gia đình, cha mẹ
Em tham khảo:
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay là(Trợ từ) cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương vậy (Tình thái từ). Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.
1.Bà cô là con người lạnh lùng, vô cảm và độc ác
2.Niềm vui sướng của bé Hồng đã thể hiện qua những hành động:
-Vội vã, luống cuống, lập cập
-Khóc, giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện
=>tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp biết bao
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.
Một lần, nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không, bé lập tức tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Bé nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nên đã toan trả lời là có, nhưng tâm hồn nhạy cảm đã khiến bé Hồng nhận ra ngay ý đồ thâm hiểm trong giọng nói và trên nét mặt bà cô, cho nên bé cúi đầu không đáp. Cử chỉ ấy là một cách phản kháng ý đồ gieo rắc vào đầu óc cậu bé những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ.
Bé Hồng đã bênh vực mẹ bằng những ý nghĩ quyết liệt: đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thóa mạ mẹ… nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ hiền từ, yêu quý mà cậu ra sức bảo vệ. Bé Hồng còn nhỏ lắm nên trước những lời kết tội mẹ mình, bé chỉ phản đối bằng cử chỉ im lặng mà lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí cảm động của tác giả Nguyên Hồng, tập hồi kí này đã miêu tả những cảm xúc chân thật về tình mẫu tử thiêng liêng và những nổi đau sâu trong tâm hồn của chú bé Hồng khi vắng bóng người mẹ.
Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng. Cha Hồng sống lặng lẽ u uất bên bàn đèn thuốc phiện. Mẹ Hồng phải chôn vùi thanh xuân bên người chồng nghiệm ngập. Hồng sống trong một gia đình lạnh lẽo ko có tiếng cười
Rồi người cha mất. Mẹ Hồng ko chịu nổi hoàn cảnh sống cơ cực lúc nào cũng bị hất hủi nên bà đã bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng.
Một hôm người cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không, vì quá thương nhớ mẹ nên Hồng đã toan trả lời có, nhưng Hồng chợt nhận ra ý đồ thâm hiểm trong lời nói và nụ cười rất kịch của người cô nên Hồng chỉ lặng lẽ cúi đầu và ko đáp gì. Hồng đã ra sức bảo vệ mẹ khỏi những cổ tục bằng những ý nghĩ quyết liệt: ''đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến'' cho dù tất cả mọi người đều xa láng kinh miệt mẹ nhưng đối với cậu mẹ vẫn là người hiền từ mà cậu cần phải bảo vệ nhất. Nhưng cuối cùng trước sự mỉa mai của bà cô, Hồng đã ko kìm được nên đã òa lên khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ. Sự cam tức của Hồng đả dâng đến cực điểm "Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, tôi quyết vồ lấy mà nhai, mà cắn cho kỳ nát vụn mới thôi''. Cho đến lúc cậu gặp mẹ chiều hôm ấy lúc tan trường, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, cậu liền đuổi theo, bối rối gọi. Cảm giác vui sướng hạnh phúc khi đc nhìn thấy mẹ. Vì cố chạy đuổi theo mẹ mà bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì mừng ríu cả chân lại. Mẹ cậu vừa kéo tay,vừa xoa đầu hỏi chuyện thì cậu đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Lần này, Hồng khóc thành tiếng. Trong lòng mẹ, Hồng nhận ra những cảm giác ấm áp thiếu vắng bấy lâu nay lại mơn man khắp cả da thịt, nhận ra hơi quần áo của mẹ, hơi thở của mẹ lúc đó thơm tho lạ thường, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng. Được gặp mẹ là hạnh phúc lớn lao và tiếng khóc của cậu nhứ trút hết những cây độc tủi hờn người cô gieo rắc để chìm trong dòng cảm xúc mơn man dào dạt trong lòng mẹ. Tình cảm của Hồng đối với mẹ luôn sâu đậm, một tình thương bất tử thiêng liêng và cao cả.
Em thật cảm động và biết ơn mẹ vì mẹ đã dành cho em tình cảm tốt đẹp nhất, những điều kiện sống tốt nhất. Lòng biết ơn ấy của em được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Sáng sáng, em tự dậy tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân mà không để mẹ phải nhắc nhở. Em chào hỏi ông bà, ba mẹ trước khi đến trường, ơ trường, em luôn lăng nghe cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. về nhà, em phụ giúp mẹ, nhặt rau, quét nhà. Quà sinh nhật em tặng mẹ là những điểm 9, điểm 10. Những ngày mẹ mệt, em lấy nước mẹ uống, em thay ba đi mua phở cho mẹ ăn. Những việc làm nhỏ bé ấy của em đâu có thể sánh bằng một phần nhỏ công sức, tình cảm mẹ đã dành cho em. Nằm trong chăm ấm, em thầm nói nói với mẹ em: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!”.
Em thật cảm động và biết ơn mẹ vì mẹ đã dành cho em tình cảm tốt đẹp nhất, những điều kiện sống tốt nhất. Lòng biết ơn ấy của em được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Sáng sáng, em tự dậy tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân mà không để mẹ phải nhắc nhở. Em chào hỏi ông bà, ba mẹ trước khi đến trường, ơ trường, em luôn lăng nghe cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. về nhà, em phụ giúp mẹ, nhặt rau, quét nhà. Quà sinh nhật em tặng mẹ là những điểm 9, điểm 10. Những ngày mẹ mệt, em lấy nước mẹ uống, em thay ba đi mua phở cho mẹ ăn. Những việc làm nhỏ bé ấy của em đâu có thể sánh bằng một phần nhỏ công sức, tình cảm mẹ đã dành cho em. Nằm trong chăm ấm, em thầm nói nói với mẹ em: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!”.
Những ngày thơ ấu là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại, đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ của mình.
Một lần, nghe bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không, bé lập tức tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Bé nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nên đã toan trả lời là có, nhưng tâm hồn nhạy cảm đã khiến bé Hồng nhận ra ngay ý đồ thâm hiểm trong giọng nói và trên nét mặt bà cô, cho nên bé cúi đầu không đáp. Cử chỉ ấy là một cách phản kháng ý đồ gieo rắc vào đầu óc cậu bé những hoài nghi để cậu khinh miệt mẹ.
Bé Hồng đã bênh vực mẹ bằng những ý nghĩ quyết liệt: đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thóa mạ mẹ… nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ hiền từ, yêu quý mà cậu ra sức bảo vệ. Bé Hồng còn nhỏ lắm nên trước những lời kết tội mẹ mình, bé chỉ phản đối bằng cử chỉ im lặng mà lòng thắt lại, khóe mắt cay cay.
camr ơn nhiều ạ <3