K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2016

- Châu Phi là châu lục nóng, vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến. - Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra): + Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều, châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, nên khí hậu châu Phi khô. + Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa. + Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á - Ầu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa. + Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

 

29 tháng 6 2021

Châu Phi

- Khí hậu khô và nóng, nhiệt độ trung bình trên 80 độ C, lượng mưa tương đối ít, giảm dần về phía 2 chí tuyến. Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm. Dân cư Châu Phi có tới 1.373.313.241 tính đến năm 2021, tổng dân số các nước Châu Phi chiếm 17,44 % trên cả nước và đứng thứ 2 về dân số với mật độ dân số là 46 người / km vuông

Châu Âu

- Châu Âu có 4 kiểu khí hậu:

 + Ôn đới hải dương

 + Ôn đới lục địa

 + Hàn đới

 + Địa trung hải

Mật độ dân số trung bình của Châu Âu là trên 70 người/ km vuông. Tỉ lệ gia tăng dân số rất thấp, chưa tới 0,1%, gia tăng ở 1 số nước do nhập cư. Dân cư Châu Âu thuộc chủng Ô- rô- pê- ô- ít với ngôn ngữ đa dạng

18 tháng 4 2024

Năm 1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải C.Cô-lôm-bô đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến.

Vào thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất - hướng Đông.

 

C.Cô-lôm-bô đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, ông không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.

Vào ngày 3/8/1492, đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa. Chuyến thám hiểm của ông dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.

Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Cô-lôm-bô gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở châu Mỹ. Mặc dù Cô-lôm-bô tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Columbus vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh ông là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.

19 tháng 9 2023

Môi trường

Biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Môi trường

xích đạo

- Thực hiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây trồng

- Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao…) theo quy mô lớn

- Bảo vệ rừng và trồng rừng.

Môi trường

nhiệt đới

- Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả

- Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu

- Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản

- Chú trọng xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

- Thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển du lịch.

Môi trường

Hoang mạc

- Tạo các ốc đảo: người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thưc; chăn thả gia súc theo hình thức chăn nuôi du mục.

- Chú trọng hoạt động khai thác dầu khí và du lịch

- Thành lập “vành đai xanh” để chống lại tình trạng hoang mạc hóa

Môi trường

Cận nhiệt

- Trồng một số loại cây ăn quả, cây lương thực và chăn nuôi gia súc.

- Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản và du lịch

- Áp dụng nhiều biện pháp để chống khô hạn và hoang mạc hóa

17 tháng 1 2023

Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

– Đông Á gồm 2 bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Bộ phận hải đảo: có những dãy núi uốn nếp, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

– Khí hậu: phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.

– Thực vật: đa dạng.

+ Rừng lá kim ở phía bắc.

+ Sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn.

+ Phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

– Nhiều sông lớn như: Trường Giang, Tây Giang,…

– Tập trung nhiều mỏ khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ, man – gan,…

– Ngoài ra, ở bộ phận hải đảo có nguồn hải sản phong phú.

23 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha :

Bài 26 : Thiên nhiên Châu Phi | Học trực tuyến

Bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến

18 tháng 1 2023

Bảng so sánh đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu Phi (về khí hậu, sinh vật)

Tiêu chí

Môi trường

nhiệt đới

Môi trường

hoang mạc

Advertisements

 

 

Môi trường

Xích đạo

Môi trường

cận nhiệt

Khí hậuKhí hậu cận xích đạo, 2 mùa mưa và khô rõ rệt.Khí hậu khắc nghiệt, mưa ít, biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lớn.Khí hậu nóng, ẩm điều hoà, với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
Sinh vật– Thực vật: rừng thưa xavan, cây bụi.

 

– Động vật: động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ…) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm…).

– Thực vật: nghèo nàn.

 

– Động vật: chủ yếu là rắn độc, kỳ đà, và một số loại động vật gặm nhấm.

Thực vật: rừng rậm xanh quanh năm.Thực vật: rừng và cây bụi lá cứng.
23 tháng 8 2017

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình: Ê-ti-ô-pi-a 2,9%, Tan-da-ni-a 2,8%, Ni-giê-ri-a 2,7%, ở Tây Phi.

- Các quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình: CH Nam Phi 1,1% ở Nam Phi, Ai Cập 2,1% ở Bắc Phi.

4 tháng 2 2023

a) Nhận xét

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi luôn cao hơn mức trung bình của thế giới và có sự thay đổi qua các giai đoạn:

- Giai đoạn 1960 – 1980: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi tăng từ 2,3% (1960) lên 2,8% (1980) trong khi tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới có xu hướng giảm từ 1,8% (1960) xuống còn 1,6% (1980).

- Giai đoạn 1980 – 2000: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có xu hướng giảm từ 2,8% (1960) lên 2,5% ( 000) nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của thế giới (1,4% năm 2000)

- Giai đoạn 2000 – 2019: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có xu hướng tăng từ 2,5% (2000) lên 2,6% (2019) trong khi tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới có xu hướng giảm từ 1,4% (2000) xuống còn 1,2% (2019).

b) Những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi

- Thách thức đối với sự phát triển kinh tế.

- Thách thức đối với vấn đề lương thực, thực phẩm.

- Thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thách thức về sự phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

- Tình hình trật tự xã hội.