K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2016

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiên thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiền là tác phầm “tắt đèn”. Và trong tác phẩm , phân đoạn “ tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xa hôi đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt. đó chính là những con người đại diện tầng lớp tiêu biểu phong kiến tàn dư của xã hội. Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của chị Dậu- một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chổng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa tử lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

13 tháng 11 2016

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiên thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiền là tác phầm “tắt đèn”. Và trong tác phẩm , phân đoạn “ tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xa hôi đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt. đó chính là những con người đại diện tầng lớp tiêu biểu phong kiến tàn dư của xã hội. Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của chị Dậu- một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.

 

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chổng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa tử lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

1 tháng 8 2017

văn bản đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và giúp cho em hiểu hơn về cuộc sống của những người nghèo khổ ngày xưa

1 tháng 8 2017

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là tác phẩm dựng lên một bức tranh chân thực, điển hình về xã hội nông thôn VN trước Cánh mạng tháng tám, làm nỏi rõ mâu thuẫn giai cấp sâu sắc giữa nông dân và địa chủ có sức tố cáo mạnh mẽ. Qua việc miêu tả mấy ngày sưu thuế, tác giả xoáy sâu vào nạn thuế thân ( còn gọi là thuế đinh ) đánh vào nam giới, một loại thuế gở và dã man. Tác phẩm phê phán trật tự xã hội thực dân nửa phong kiến và thể hiện thật cảm cảm động cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người dân lao động bị ác bức, bóc lột cũng như khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sức quật ường của họ. Mặc dù bị đàn áp và đẩy đến tình cảnh khốn cùng nhưng người nông dân không cam chịu. Họ luôn tiềm ẩn một tinh thần phản kháng mãnh liệt.

CM
6 tháng 1 2023

Em tham khảo nhé!

  Tình yêu thương là một món quà đặc biệt mà thượng đế đã ban tặng cho con người. Khi ta biết động lòng trắc ẩn, biết cảm thông, sẻ chia,... đó là lúc trong trái tim ta đã có tình yêu thương. Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn. Nó giúp chúng ta biết sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Những người nhận được tình yêu thương sẽ có cơ hội vượt qua giai đoạn khó khăn, vững thêm niềm tin vào con người và cuộc sống. Một xã hội tốt đẹp, văn minh sẽ được dựng xây nếu tất cả chúng ta đều biết thương yêu nhau. Ý thức được điều đó, chúng ta hãy luôn rộng mở trái tim mình để trao yêu thương và nhận yêu thương.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

1 tháng 10 2021

Em tham khảo ở link này nhé:

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ và truyện ngắn lão hạc , em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã... - Hoc24

25 tháng 10 2017

​người nông dân trong xã hội xưa là những người nghèo.nhưng không phải vì cái nghèo đó mà họ đánh mất đi lòng tự trọng và nhân cách của họ.và họ sẵn sàng chống lại với những việc làm sai trái của bọn cai trị,có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.nhưng trong xã hội đó vẫn còn có những người đi ăn cắp ăn trộm để csong và làm những điều không bằng cầm thú