K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2016

Ý 2

+) Trong cuộc sống hằng ngày, gia đình cũng có những khi gặp sóng gió, biến cố. Làm sao để giữ được một mái ấm gia đình khi mỗi thành viên trong gia đình ấy theo đuổi một mục đích riêng của mình và nhất là khi họ không còn ý thức cùng chung xây dựng một gia đình hạnh phúc. Ở hoàn cảnh đó, làm thế nào để giữ được gia đình. Vì những sự hiểu lầm, vì những ích kỷ cá nhân, họ đã vô tình quên đi rằng gia đình là gốc của xã hội. Một gia đình truyền thống luôn chứa đựng yếu tố quá khứ và tương lai. Chúng ta có thể hiểu, Tổ tiên là quá khứ, tương lai là con cháu. Khi con người ta đang lúc khí huyết sung mãn, khoẻ khoắn, thì thường mang tâm lý sống không cần ai, không cần người thân, gia đình, bạn bè. Để rồi, đương nhiên, cuộc sống không có khuôn phép, không theo phép tắc, không có cái gì phải kính, phải nể,…

Có những người, những bậc làm cha, làm mẹ, lúc khoẻ mạnh sống không nghĩ đến con cái. Cho đến lúc về già, khoảng sáu, bảy mươi tuổi, thì cái cảm giác thèm một mái ấm gia đình, thèm sự quan tâm của con cái, người thân… Lúc ấy mới thấm thía hết ý nghĩa của hai chữ Gia đình.

Rồi có những người, tuổi trẻ mải miết theo đuổi những tham vọng cá nhân, về già không con cái, không gia đình, sống cô đơn, cô quạnh một mình. Cả cuộc đời thiếu nụ cười trẻ thơ. Con trẻ, khi bé học Cha, Mẹ, lớn lên học Thầy, nhưng Ông Thầy cuối cùng dạy cho mình biết yêu, biết trách nhiệm, là phải là sự kết hợp của cả gia đình và xã hội. Gia đình chính là nơi để ta sống có trách nhiệm với quá khứ và niềm tin với tương lai, là mầm nuôi dưỡng những thế hệ măng non của đất nước.

Trong xã hội của chúng ta hôm nay, đạo đức gia đình đã ít nhiều mai một. Nếu trong nhà chỉ còn cái hình thức mà mất tinh thần, mất đi sự yêu thương, quan tâm tới nhau thì thật đáng buồn. Văn hoá gia đình truyền thống của Việt Nam là kính cha kính mẹ, anh em hoà thuận yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ đùm bọc nhau. Làm người, ta cố ở cho hết đạo thờ Cha, kính Mẹ, hoà thuận với anh, em – như đạo lý bao đời nay vẫn dạy.
Gia đình có ấm êm thì đất nước mới thịnh vượng. Đảm bảo, gìn giữ một gia đình vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mỗi một thành viên trong xã hội. Gia đình có phát triển mới tạo nền tảng cho cá nhân phát triển.

13 tháng 11 2016

Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế ma những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt đọng vui chơi giải trí bổ ích lí thú. Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc. Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đỏ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha.

Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bè bạn được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không. Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng.

Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mạng thiêng liên đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỉ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cúng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng đẻ cho chúng phải sống cuộc sông khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc…hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.

Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng , xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đòng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ….Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách va trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bạc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm hồẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện đẻ trẻ được sống trong niềm ui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng .

Mái ấm gia đình lá sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận cau những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi ma cha mẹ dành cho thì phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người băng cả trái tim nhan ái. Để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc cảu tâm hồn.

21 tháng 10 2016

​GIÚP MIK VS

21 tháng 10 2016

Ý 2 nha bạn:

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 9 2021

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

30 tháng 9 2021

Mình cảm ơn ạ

 

2 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

m bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

14 tháng 2 2022

Tham khảo

1. Truyện kể về cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, sống qua ngày nhờ công việc bán diêm. Trong đêm giao thừa rét buốt, em đầu trần chân đất lang thang trên phố chưa về. Vì em chưa bán được bao diêm nào, về sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Khi em quẹt que diêm thứ nhất, hiện ra trước mắt em một cái lò sưởi ấm áp. Que diêm thứ hai là một bàn ăn thịnh soạn. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp người bà nội mà em hết mực yêu quý. Trong em ngập tràn niềm hạnh phúc. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Rồi em thiếp đi. Sáng hôm sau, người ta thấy xác của em ở trên đường phố giá rét.

2. undefined

3. Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

14 tháng 2 2022

cảm ơn Long Sơn nhiều

12 tháng 12 2021

Tham khảo!

Cô bé bán diêm mất là do: _ Bị bỏ đói, phải chịu cái rét thấy người
_Do những người xung quanh vô cảm, vô tâm đối với em
đó là 2 nguyên nhân chính. Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

4 tháng 12 2021

TK

‘Được về với bà ‘, với người mà em yêu thương nhất là nguyện vọng cuối cùng của cô bé bán diêm. Khi que diêm cuối cùng vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của cô bé biến thành sự thực. Người đọc không khỏi chạnh lòng xót xa trước cảnh đầu năm mới, những người chơi xuân nhìn thấy một bé gái nằm chết bên một góc tường, giữa những que diêm cháy dở mà trên gương mặt thơ ngây lại ngời sáng niềm hạnh phúc. Phải chăng với em, cách duy nhất để thoát khỏi mọi buồn đau, cơ cực trong cõi đời này chính là được theo bà về với Thượng đế chí nhân? Và phải chăng ánh lửa diêm dù mong manh, yếu ớt cũng đã sưởi ấm phần nào tâm hồn non nớt của em, để em từ giã cõi đời này một cách nhẹ nhàng, thanh thản đến vậy?Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày An-đéc-xen viết truyện Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tha thiết của cô bé tội nghiệp: ‘Xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu’. Cũng như Tiên, Phật, Bụt trong truyện cổ tích Việt Nam, ‘Thượng đế chí nhân’ trong truyện cổ An- đéc-xen là biểu tượng cho một niềm tin hướng tới sự thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. ước mơ của cô bé trong câu chuyện là muốn được mãi mãi sống bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi hiện tượng đói rét, khổ đau và nghiệt ngã. Thực tế thì cô bé đã chết đói, chết rét trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà tràn ngập ánh sáng và sực nức mùi ngỗng quay, nhưng dưới ngòi bút lãng mạn, chan chứa tình cảm yêu thương, trìu mến của nhà văn An-đéc-xen, người đọc vẫn có cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang được đi vào thế giới khác, hạnh phúc hơn và sung sướng hơn....

4 tháng 12 2021

Mk cảm ơn bạn^^