Cảm nghĩ về một trò chơi tuổi thơ.
Giúp mink với. Ngày mai mink phỉa nộp bài rồi:v
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
a) Mở bài
- Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...
b) Thân bài
* Giải thích khái niệm:
+ Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
+ Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.
* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể
- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:
+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu ?
+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?
- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:
+ Số lượng người chơi
+ Độ tuổi thường chơi
+ Thời gian chuẩn bị
+ Thời gian chơi
+ Các kỹ năng cần thiết
- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)
- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...
- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi
- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:
+ Giải trí, tạo niềm vui cho con người
+ Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
c) Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.
Dưới đây là mẫu dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi dân gian cụ thể là trò ô ăn quan, các em có thể dựa vào đó để triển khai tương tự với các trò chơi khác.
Tham Khảo
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
3.
Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.
Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.
Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.
Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!
Đề 2:
Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên
hay :
Chim lạc bầy,thương cây nhớ cội
Xa bạn xa bè,lặn lội tìm nhau.
Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ, Bá Nha với Chung Tử Kì,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê…Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp.
Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính.Trong số đông bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.
Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ :
Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai
thì không xứng đáng được coi là bạn.
Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa,bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.Đó là một sai lầm nên tránh.Nể nang,bao che…chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi.Đồng thời phải biết tha thứ cho lỗi lầm của bạn.Vontaire cũng đã từng nói :”Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là phải vun đắp nó thì quy luật thứ hai là phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhãng”.Không nể nang,bao che nhưng đôi khi cần biết rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn vì trong những tình huống như thế,bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn,sáng suốt và đầy tình thân ái.Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình,giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.
Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là sự tinh tưởng. Tin bạn cũng như tin mình, luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp nhất.Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.
Tục ngữ có câu :”Học thầy không tày học bạn” với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học tập mà còn ở nhiều mặt khác.Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo,nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải.Đường đời vạn nẻo không ít gian nan,thử thách,trên con đường dằng dặt ấy,nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng,cùng quyết tâm,kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.
Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó.Tình bạn không phải tự nhiên mà có.Nó là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài giữa những người bạn trung thành,thân thiết.
Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè,sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu ! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời,như khu vườn hoang vắng sắc màu rực rỡ của những bông hoa,thiếu những tiếng chim vi vu ríu rít đâu đó trong các vòm lá…Đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.
Tình bạn cần thiết và đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn,vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi.Đối với tuổi trẻ,tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta cần biết dang rộng vòng tay,nối kết tình bè bạn và phải luôn nhớ rằng : Tình bạn đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.
1.
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.
Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
2.Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
- Giống nhau:
+ Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sát với bản dịch nghĩa.
- Khác nhau:
+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con.
+ Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.
1. Cảm nghĩ và thấy , cô giáo, những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
Mở bài: Nêu cảm xúc sâu đậm của em về thầy cô giáo.
Thân bài:
- Hình ảnh thầy cô hiện lên với những nét thân thương nhất mà em không bao giờ quên.
- Nhớ lại những kĩ niệm em đã gắn bó với thầy cô giáo.
- Sự cảm phục, lòng kính trọng với thầy cô.
- Những mong muốn hoặc hứa hẹn của em về tình cám dành cho thầy cô trong hiện tại và tương lai.
Kêt bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy cô giáo.
Đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Việt Nam, chắc chắn sẽ gắn bó với rất nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Tuổi thơ của họ gắn tràn ngập kỉ niệm về những ngày tháng êm đềm lớn lên bên nhau, cười giòn tan khi được ngắm cánh diều bay cao vút, reo hò ầm ĩ khi chơi trò trốn tìm…Đối với những đứa trẻ xóm chợ ở quê em, có lẽ trò chơi dân gian trốn tìm để lại trong nhau nhiều xúc cảm đáng nhớ nhất.
Từ khi chúng em sinh ra, trò chơi trốn tìm đã có, và cứ thế từ thế hệ này đến thế hệ khác xem đó như một trò chơi cần phải trải qua khi còn ấu thơ. Trò chơi mang đến nhiều tiếng cười reo rộn ràng nhất .
Trò chơi trốn tìm là trò chơi càng đông càng vui, trong đó sẽ có hai phe, một người đi tìm và một nhóm người sẽ đi trốn. Ai oản tù tỳ thua thì chắc chắn phải làm người đi tìm những người còn lại. Trốn tìm không phải trò chơi cần bất cứ dụng cụ gì hết, chỉ cần có người là có thể chơi được, ở bất cứ nơi đâu, trong nhà hay ngoài sân, trong những bụi rậm…Tuy nhiên mọi người thường chọn những nơi rộng rãi, cõ nhiều chỗ để trốn mới thú vụ.
Người đi tìm phải bịt mắt, úp mặt vào tưởng và mắt đầu đếm từ một đến một trăm; đếm đến lúc nào không nghe tiếng ai trả lời nữa thì bắt đầu công cuộc đi tìm. Còn những người đi trốn thì cần phải khéo léo nhanh nhẹn tìm được nơi ẩn nấp an toàn, bí mật để người kia không tìm ra và mình thành người thắng cuộc. Cuộc chơi chỉ thực sự kết thúc khi người đi tìm tìm được hết số người đi trốn, còn nếu người đi tìm đầu hàng thì coi như đã thua và bắt đầu chơi lại từ đầu.
Thực ra trò chơi trốn tìm rất đơn giản, mang lại nhiều niềm vui, bất ngờ và hứng khởi cho mọi người. Một trò chơi dân gian bình dị, gần gũi và góp phần tạo nên “hồn” riêng của vùng quê nông thôn Việt Nam.
Giữa những đống rơm mẹ mới phơi hôm qua, còn thơm mùi rạ, trẻ con có thể chui rúc vào đó mà trốn đến nghẹt thở. Có những người thì lẻn vào góc nhà không có ánh điện, nín thở và lắng nghe tiếng bước chân của người tìm. Trò chơi đơn giản nhưng đầy hồi hộp và mong chờ, đầy bất ngờ.
KHi người đi tìm mệt mỏi, tìm mãi không ra đành bất lực tớ thua rồi, các bạn ra đi thì người trốn sẽ hét hò ầm ĩ “Tớ ở đây này, dễ thế cũng không tìm ra”. Lúc đấy mắt của cái người đi tìm xị xuống y như bị ai lấy cắp đồ chơi.
TRò chơi trốn tìm như một nét văn hóa của nông thôn, những đứa trẻ lớn lên đều ít nhiều biết đến trò chơi thú vị, đơn giản này. Sẽ thật buồn nếu những đứa trẻ nông thôn nào không được trải qua những giây phút thoải mái, êm đềm, thư giãn và đầy hồi hộp như trò chơi này.
Trò chơi trốn tìm cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác tôi giật mình và buồn quá !
^^
Hồi nhỏ ai mà chẳng đã trải qua những kỉ niệm vui buồn . Trong đó có một kỉ niệm mà em nhớ mãi . Đó chính là khi em chơi trò chơi bịt mắt bắt dê với các anh chị.
còn cái gì viết tiếp về trò chơi ( cách chơi , luật chơi , có ích như thế nào , diễn biến, vui hay buồn
Đây được xem là một trò chơi trí tuệ và trước đây bất kì trẻ em nào cũng từng ít nhất 1 lần chơi qua trò chơi này. Chỉ với 1 viên phấn, viên gạch, những viên sỏi lớn nhỏ, một khoảng sân là các bạn đã ngay một buổi chơi ô ăn quan vô cùng vui vẻ và thú vị. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông nhỏ (ô dân), mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai đầu được vẽ 2 hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài (ô quan). Người thông minh nhất sẽ nghĩ ra cách đi để giành được nhiều quân hơn đối phương. Kết thúc trò chơi, nếu bạn nào có nhiều quân sẽ giành chiến thắng.
Bạn học chương trình Vnen phải không ?
Mùng 1/6 là lúc xin vé đi tuổi thơ với những trò chơi hiện về trong ký ức. Trong đó, bắn bi là trò không thể thiếu của các bé trai ngày trước. Cả nhóm túm tụm, không ngại ngồi, quỳ, thậm chí nằm sấp trên nền đất bụi để bắn bi sao cho trúng. Những viên bi đầy màu sắc từng trở thành vật bất ly thân và bây giờ nó chứa đựng cả ký ức tuổi thơ.
Thay vì những cuộc chiến gay cấn trong trò chơi điện tử hay bỏ tiền vào paintball như ngày nay, các cậu bé thời xưa tham gia những trận "đấu súng phốc" kịch liệt với vũ khí hoàn toàn tự chế từ tre và hạt cây nhỏ, tròn (hoặc giấy). Trò bắn súng thường chơi theo nhóm, càng đông càng vui, có thể không cần phân phe phái. Cái hay của trò này nằm ở âm thanh phát ra khi bắn súng và cảm giác phấn khích từ trận giả.
Chơi cù phổ biến với các bé trai. Nhiều thanh niên, cụ già cũng bị trò này hấp dẫn. Người chơi chuẩn bị con quay đẽo từ gỗ và đóng đinh cùng đoạn dây quay. Thông thường, họ thích tự đẽo gỗ để làm con quay phù hợp. Cách chơi rất đơn giản, chỉ cần quấn chặt dây xung quanh con quay rồi văng ra hay bổ xuống. Tuy nhiên, để con cù có thể quay đúng theo yêu cầu của luật chơi, các cậu bé phải biết ra lực tay phù hợp, khéo léo.
Chơi chuyền cũng là trò khiến thế hệ 8X nhớ về tuổi thơ. Với bộ chuyền gồm 10 que tre (có thể thay bằng que nhựa, thậm chí loại cây có đường kính nhỏ) và một quả bóng hay trái cây tròn, cả nhóm có thể mải mê chơi không biết chán. Các bé gái tung quả bóng lên, nhặt số que chuyền rồi nhanh chóng cầm lại bóng, bóng rơi là mất lượt. Trò chơi đòi hỏi tay, mắt phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt.
Đánh khăng cùng khẩu lệnh quen thuộc “Mắm 30 bắt chưa” hẳn sẽ khiến nhiều bạn nam nhớ lại ngày nhỏ. Chỉ với hai thanh gỗ (hoặc tre) vừa tay, thanh dài, thanh ngắn, nhóm bạn đã có thể trải qua khoảng thời gian vui vẻ trên bãi đất trống với đủ trò thú vị.
Ngày trước, cặp sách của các bé gái thường không thiếu các đoạn dây chun. Chỉ với dụng cụ đơn giản như vậy, các em có thể trải qua trò nhảy dây vui nhộn mỗi giờ ra chơi. Cách chơi rất đa dạng, chủ yếu rèn tính linh hoạt.
Nhảy nụ là cái tên xa lại với trẻ em ngày nay nhưng với thế hệ thời bao cấp trò này là dấu ấn tuổi thơ. Trò nhảy nụ thử thách khả năng nhảy cao của người chơi. “Chướng ngại vật” được tạo bằng cách xếp chồng bàn chân, bàn tay của hai người lên nhau với độ cao tăng dần.
Trong trò Nu na nu nống, thắng thua không quan trọng. Mọi người ngồi xếp hàng hoặc ngồi theo hình tròn, duỗi chân ra, cùng đọc một bài đồng dao (có nhiều phiên bản) bắt đầu bằng câu “nu na nu nống”. Kết thúc bài, chỉ vào chân ai người đó rụt chân lại. Hết vòng, người chơi bắt đầu lượt mới
.Ô ăn quan là trò quen thuộc, chủ yếu dành cho các bé gái và thường có hai người chơi. Ô được kẻ trên mặt đất, sân gạch và dùng sỏi hoặc viên đá nhỏ. Ngày này, người ta có thêm bàn vẽ sẵn và dùng vật liệu bằng nhựa thay thế sỏi, đá. Trò ô ăn quan không chỉ để giải trí mà còn rèn khả năng tính toán, lối tư duy
.Rồng rắn lên mây là trò chơi tập thể vui nhộn, các em nắm áo hoặc eo người đứng trước. Người đứng đầu có nhiệm vụ lèo lái “đoàn tàu” tàu phía sau, bảo vệ bạn chơi trước "thầy thuốc" sau khi người này chỉ định sẽ bắt khúc đầu, khúc giữa hay khúc cuối. Bài đồng dao “Rồng rắn lên mây” là khúc ca tuổi nhỏ hồn nhiên, vui vẻ.