K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2016

Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáoBuổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.Hôm đó bạn lớp trưởng Nguyễn Văn Bình cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Bạn An tổng kết số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để cô giáo nắm rõ được tình hình của lớp .Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thường nhìn từng bạn rất chăm chú và lắng nghe lớp trưởng.Cô giáo thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.Khi bạn lớp trưởng đã phát biểu xong thì cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công làm cho thật tốt.Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu than thở.Sinh hoạt lớp lúc nào cũng là giờ “học” để lại nhiều dấu ấn đối với mỗi bạn học sinh như vậy.

22 tháng 11 2016

“Sinh hoạt lớp” có lẽ đã là một cái tên quen thuộc với tất cả các bạn học sinh. Trong cả một tuần, thì buổi sinh hoạt lớp có một ý nghĩa rất quan trọng để cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh trong lớp tổng kết những gì đã làm được và chưa làm được trong học tập cũng như nền nếp sinh hoạt của tập thể lớp.

Buổi sinh hoạt lớp của lớp em diễn ra vào ngày đi học cuối cùng của một tuần, đó là ngày thứ Sáu. Buổi sinh hoạt lớp có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm, toàn thể các bạn học sinh và đại diện của hội cha mẹ học sinh. Thường thì trong lớp sẽ chia ra thành các tổ và mỗi tổ sẽ có một bạn tổ trưởng để quản tổ của mình, các bạn tổ trưởng sẽ theo dõi tổ của mình và ghi tên lại những bạn mắc nội quy của lớp, những bạn không làm bài tập về nhà là một nhóm và những bạn đạt điểm cao trong các tiết học là một nhóm, còn bạn lớp trưởng quản lí chung các hoạt động của lớp. Trong buổi sinh hoạt, các bạn tổ trưởng sẽ báo cáo tình hình của tổ mình cho bạn lớp trưởng rồi bạn lớp trưởng sẽ báo cáo cho cô giáo trước lớp.

Sau khi bạn lớp trưởng báo cáo xong, cô giáo chủ nhiệm nhận xét về tình hình của lớp, đồng thời tuyên dương những bạn đạt nhiều thành tích học tập trong tuần qua. Đối với những bạn mắc lỗi cô giáo không phạt mà chỉ nhắc nhở các bạn chăm chỉ học tập hơn vì cô biết nếu phạt thì các bạn học sinh sẽ áp lực rất nhiều, còn những bạn được tuyên dương sẽ có thêm tinh thần, động lực để cố gắng phấn đấu hơn trong những tuần tiếp theo.

Hoạt động tiếp theo của buổi sinh hoạt là bác đại diện hội phụ huynh phát biếu ý kiến của mình trước lớp, bác có đưa ra một số phương hướng để đưa lớp đi lên cả trong học tập lẫn các hoạt động của nhà trường. Cuối cùng là các tiết mục văn nghệ gửi đến cô và bác đại diện phụ huynh học sinh như một sự cổ vũ tinh thần học tập của các bạn trong tuần học tập mới.

Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn.

7 tháng 5 2018

Sáng nay, trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề "Ai là người bạn tốt nhất?", lớp trưởng Cẩm Tú sau khi nhận xét chung tình hình của lớp trong tháng, bạn đã thông qua kết quả đánh giá 5 người bạn tốt nhất do các tổ bình bầu. Cẩm Tú vừa dứt lời, cả lớp vỗ tay đồng thanh nhất trí. Nhưng riêng lòng tôi cứ day dứt về trường hợp của Nam. Nam không được Ban cán bộ lớp xét duyệt vì lý do bạn đi học muộn một buổi trong tuần chào mừng ngày NGVN. Sau khi cân nhắc, suy nghĩ, tôi quyết định phát biểu ý kiến của mình về trường hợp của Nam. Tôi nói: 
- Thưa các bạn, lớp ta ai cũng biết Nam là một học sinh học giỏi, một cán bộ lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nam vốn ít nói, nhưng lại rất chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ các bạn một cách âm thầm như giảng lại bài cho bạn Thanh bị ốm, đưa Vân về tận nhà khi xe bạn bị hỏng giữa trưa hè, chân thành, tế nhị góp ý khi bạn chưa nghiêm túc trong giờ kiểm tra ... Lý do Nam đi học muộn cũng bởi sáng hôm đó, trên đường đi học bạn đã giúp em Hà lớp 6B bị ốm bất thường cấp cứu vào bệnh viện. Tôi nghĩ: người bạn tốt là người không những biết chia sẻ khó khăn với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ người khác mà còn dám thẳng thắn phê bình giúp bạn tiến bộ. Tôi khẳng định: Nam là người bạn rất tốt của chúng ta! 
Tôi vừa dứt lời, cả lớp hướng về phía Nam vỗ tay rào rào tán thưởng. Thậm chí có bạn còn đề nghị Nam là đội viên xuất sắc trong đợt thi đua này. Vâng, phẩm chất người bạn tốt phải thể hiện từ ý nghĩ, cử chỉ đến việc làm cụ thể chứ đâu phải chỉ ở lời nói!

7 tháng 5 2018

Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.
Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận:
Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.
Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

21 tháng 3 2018

Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo.Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thường nhìn từng bạn rất chăm chú và lắng nghe lớp trưởng.Cô giáo thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.Khi bạn lớp trưởng đã phát biểu xong thì cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công làm cho thật tốt.Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu than thở.Sinh hoạt lớp lúc nào cũng là giờ “học” để lại nhiều dấu ấn đối với mỗi bạn học sinh như vậy.

21 tháng 3 2018

Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo

Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.

Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp

Hôm đó bạn lớp trưởng Nguyễn Văn Bình cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Bạn An tổng kết số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để cô giáo nắm rõ được tình hình của lớp học.

29 tháng 1 2018

Cuối tuần lớp tôi thường tổ chức một buổi sinh hoạt lớp để tổng kết lại những điều làm được và chưa làm được, triển khai các nhiệm vụ mới. Bỗng nhiên Vy lên tiếng cho rằng Nam là người bạn xấu, khi đánh cắp số tiền học phí của Vy. Mọi người trong lớp đều biết hoàn cảnh nhà Nam khó khăn nên nghĩ ngay rằng Nam có thể vì thiếu thốn quá nên đã hành động không suy nghĩ. Các bạn nhao vào chỉ trích Nam, tôi thấy bất bình quá bèn đứng dậy. “Các bạn trong lớp có ai nhìn thấy Nam lấy tiền của Vy không, sao các bạn đổ lỗi cho người khác dễ dàng vậy.Bạn ấy lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong lớp, được thầy cô đánh giá cao về thành tích học tập, bạn ấy còn dạy các em nhỏ trong xóm không có điều kiện tới trường nữa đấy. Còn Vy, hôm trước tớ thấy bạn cho An lớp bên cạnh mượn tiền, Vy có nhớ không?” Lúc này Vy chững lại, ngượng nghịu, ấp úng như chợt nhận ra điều gì. “ Đừng vội kết luận người khác chỉ dựa trên bề ngoài”. Tôi ngồi xuống, cả lớp im lặng như để ngẫm nghĩ.

16 tháng 11 2021

Tham khảo

         Cứ thứ bảy mỗi tuần lớp em lại tổ chức một buổi sinh hoạt để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Buổi sinh hoạt luôn có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm.

Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Những ưu điểm là các bạn đều đi học đúng giờ trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Trong tuần vừa qua có nhiều bạn được điểm cao.

Tuần này, bạn Nam bị phê bình vì hành vi quay cóp trong giờ. Khi mà cô giáo và các bạn cán bộ lớp phê bình rất nặng với bạn Nam. Tôi đã giơ tay phát biểu ý kiến, vì tôi ngồi cạnh bạn Nam và không hề thấy bạn quay cóp. Bạn Nam là một học sinh ngoan, trong giờ kiểm tra bạn ấy rất chăm chú làm bài, không hề quay ngang quay dọc như những bạn khác. Nhưng không hiểu sao lúc cô giáo bước xuống bàn Nam, thì lại thấy quyển SGK nằm dưới chân Nam. Cô cho rằng Nam đã quay cóp và đã đánh dấu bài mà không cho Nam giải thích. Em ngồi cạnh Nam và thấy rất rõ sự việc này. Nên khẳng định chắc chắn là Nam không hề quay cóp bài như những gì cô giáo đã thấy. Tôi mong cô xem xét và điều tra rõ cho bạn Nam về sự việc này.

 

Buổi sinh hoạt kết thúc thì trời cũng vừa xế chiều. Các bạn chào cô rồi nhanh chóng đi ra phía cửa lớp. Buổi sinh hoạt mỗi tuần là cách để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo. Và em cũng rất vui vì những ý kiến của mình đưa ra đã giúp bạn Nam không bị nghi oan.

                                                     hết

10 tháng 1 2018

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12, lớp tôi tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa rất thú vị.
Cô giáo chù nhiệm lớp là người có rất nhiều ý kiến sáng tạo hay và bổ ích cho chúng tôi. Cô luôn tạo điều kiện tốt nhất đế chúng tôi được tham gia các hoạt động, mở rộng kiến thức thực tế ngoài sách vở. Vì thế ngày kỉ niệm 22-12 đến gần, cô cùng cả lớp lập kế hoạch và chuẩn bị chu đáo.
Buổi sinh hoạt được tố chức vào buổi chiều nên cả căn phòng ngập tràn nắng ấm. Tiết trời se lạnh, mấy tia nắng nô đùa trên khung cửa sổ, tiếng chim trong bóng cây thỉnh thoảng cất lên giọng hót líu lo, trong trẻo. Lớp học đã được dọn sạch sẽ, trang trí cấn thận. Bảng đen được những bàn tay khéo léo nhất lớp viết, vẽ lên đó những dòng chữ, những bông hoa xinh đẹp với nhiều màu sắc. Trên bàn giáo viên, lọ hoa tươi tắn nằm trên tấn khăn trắng muốt. Dưới lớp, các dãy bàn ghế ngay ngắn như chú bộ đội xếp hàng chuẩn bị hành quân. Lớp còn rực rỡ bởi xung quanh là những chùm bóng bay, có giấy bao quanh bay phấp phới. Phòng học của chúng tôi hôm nay thật đẹp.
Giờ sinh hoạt sắp tới gần. Các bạn đã đến đủ. Ai cũng mặc những bộ đồng phục gọn gàng, sạch sẽ giống các chú bộ đội tí hon. Mọi người chạy qua chạy lại, tiếng bước chân rộn ràng, tiếng hò hét, tiếng nói chuyện rôm rả, tiếng cười khanh khách nghe sảng khoái. Mọi việc đã xong xuôi, đạo diễn chương trình - cô giáo chủ nhiệm nhìn lớp một lượt với vẻ hài lòng, khách mời cũng đã đến, có cho chương trình bắt đầu. Lớp học yên tĩnh trở lại. Chỉ còn nghe thấy tiêng gió thổi qua, tiếng vỗ tay và tiếng của người dẫn chương trình. Buổi sinh hoạt hôm ấy của chúng tôi còn có sự đóng góp của bác cựu chiến binh. Các bác mặc bộ áo lính rất oai phong, khỏe khoắn. Gương mặt sạn đen nhưng vui mừng hồ hởi, các bác kể rất nhiều câu chuyện xảy ra trong chiến tranh. Chúng gần gũi, chân thực hơn bao giờ. Kết thúc mỗi câu chuyện, lớp tôi đều ngồi lặng người, có chuyện đau thương quá và để lại vết tích đến ngày nay. Hiện thực chiến tranh thật tàn khốc. Có bạn xúc động quá ngồi khóc thút thít. Nhưng cũng có những câu chuyện hài hước, các bác bảo nó là hành trang nâng bước chân cho người lính đấy. Lúc đó, lớp tôi như vỡ òa vì tiếng cười vui vẻ, thân thiết. Không chỉ có các bác cựu chiến binh, tham gia buổi sinh hoạt còn có mấy anh lính trẻ đang học trong trường quân đội. Nhìn các anh cũng rất rắn rỏi như là hiện thân của các thê hệ đi trước. Mấy bạn nam lớp tôi hôm đó bỗng im lặng lạ thường. Thì ra đang mải ngắm bộ quân phục của mấy anh lính với ánh mắt ngưỡng mộ. Có lẽ các bạn cũng mong một ngày được khoác trên mình màu xanh ấy...
Thời gian trôi đi nhanh quá, buổi sinh hoạt đã kết thúc. Mọi người dường như chẳng muốn về, lưu luyến mãi hình ảnh của ngày hôm nay. Học trò chúng tôi đứng vòng tròn quanh các bác cựu chiến binh, các anh lính vừa đi vừa hát bài ca về người lính. Không khí lắng đọng bỗng sôi nổi như thay cho lời hứa của chúng tôi sẽ cố gắng tiếp bước cha anh. Nhìn mọi người ai cũng xúc dộng.
Có rất nhiều buổi sinh hoạt ngoại khóa lớp tôi đã tổ chức thành công, trong đó buổi sinh hoạt tim hiếu về ngày 22 - 12 đã cho tôi nhiều bài học. Chúng tôi biết yêu lịch sử dân tộc hơn và yêu cả những người anh hùng vô danh đã ngã xuống cho đất nước hôm nay tươi đẹp hơn!..

8 tháng 8 2017

Viết một đoạn văn (từ 10-12 câu) miêu tả buổi chào cờ đầu tuần (hoặc sinh hoạt lớp)

Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em

Viết một đoạn văn (từ 10-12 câu) miêu tả quang cảnh lớp học trong giờ viết Tập làm văn (hoặc giờ kiểm tra)

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Viết một đoạn văn (từ 10-12 câu) miêu tả một tiết học.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

10 tháng 8 2017

Viết một đoạn văn (từ 10 -12 câu) miêu tả buổi chào cờ đầu tuần (hoặc sinh hoạt lớp) : Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em

21 tháng 11 2019

Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.
Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận:
Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.
Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Chúc bạn học tốt !

17 tháng 11 2018

Buổi sinh hoạt lớp của chúng mình hôm ấy thật là thú vị. Chủ đề tình bạn đã được thông báo trước. Cả lớp hồi hộp xem trong cuộc họp này ai sẽ được suy tôn là người bạn tốt. Trước buổi họp, bọn con gái bàn tán.

- Cái Hồng rất chân thành với bạn bè đấy chứ.

- Ừ ! Nhưng hiền quá.

- Cái Lan mạnh mẽ, lại nhiệt tình hơn.

Bao nhiêu ứng cử viên đã được đưa ra. Bao nhiêu ý kiến phát biểu nhưng chưa ngã ngũ. Cuối cùng, lớp trưởng lên tiếng :

- Lớp phó học tập cho biết ý kiến của mình đi !

Mình đứng lên :

- Mình biết các bạn luôn tin mình, nghe mình nhưng hôm nay ý kiến của mình trái ngược với các bạn.

Cả lớp xôn xao :

- Thì câu cứ nói đi xem nào.

- Theo mình Nam mới là người bạn tốt.

Có nhiều tiếng xì xào. Mình nói tiếp :

- Nam đã từng không cho Hùng xem bài trong giờ kiểm tra, nhưng lại đến tận nhà cậu ta hướng dẫn làm những bài toán khó. Trong suốt học kỳ qua, có giờ tự học nào Nam không giải bài, chữa bài khó cho lớp. Cậu ấy còn là người đóng góp nhiều nhất cho phong trò ủng hộ bạn nghèo. Nhớ hồi đầu năm. Tuấn bị ngã gãy tay, hàng tháng trời Nam chép bài cho bạn. Tiếng xì xào tắt hẳn từ lúc nào. Một tràng pháo tay nổ ra. Tiếng Thái « lẻm » :

- Lớp phó học tập sáng suốt quá ! Hoan hô lớp phó ! Hoan hô Nam!

18 tháng 11 2018

Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi.
Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan.
Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, emtự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận:
Thứ nhất, Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Thứ hai, Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam.
Thứ ba, Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không.
Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.