K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2016

VD 1: .... Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. (Trích Qua Đèo Ngang)

VD 2: Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say xưa”

 

6 tháng 11 2016

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữađường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
(Chinh phụ ngâm - Đặng trần Côn)

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

19 tháng 11 2016

- Điệp ngữ cách quãng:

. Nghe xao động nắng trưa

. Nghe bàn chân đỡ mỏi

. Nghe gọi về tuổi thơ.

- Điệp ngữ nối tiếp:

. Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

. Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

. Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

. Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

- Điệp ngữ chuyển tiếp:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

. Ngàn dâu xanh ngắt một màu

. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

 

8 tháng 1 2017
a)Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
=>Đây là Điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ nối tiếp: những từ ngữ mà tác giả lặp lại đứng trực tiếp cạnh nhau.
b)Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Đoàn Thị Điểm)

=>Đây là: Điệp ngữ vòng : từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau.(còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp)

c)Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

=>Đây là: :Điệp ngữ cách quãng: những từ ngữ mà tác giả lặp lại thì ở cách xa nhau.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 11 2017

* Điệp ngữ cách quãng: Nối với c

* Điệp ngữ nối tiếp: Nối với a

* Điệp ngữ chuyển tiếp: Nối với b

- Điệp ngữ cách quãng: những từ được lặp lại không hoàn toàn giống nhau và ở cách xa nhau.

- Điệp ngữ nối tiếp: những từ được lặp lại đứng liền kề nhau.

- Điệp ngữ chuyển tiếp: Từ ngữ được lặp lại đứng ở cuối câu này và đứng ở đầu câu kia ( còn được gọi là điệp ngữ vòng tròn )

24 tháng 10 2023

''Ai qua Phú Thọ
Ai xuôi Trung Hà
Ai về Hưng Hoá
Ai xuống khu Ba
Ai vào khu Bốn

....''

(Ta đi tới-Tố Hữu)

=> điệp ngữ thường để nhấn mạnh nội dung và tăng vần điệu thanh âm cho các câu thơ em nhé

20 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

=> điệp ngữ " vì "

=> tác dụng :nhấn mạnh mục đích chiến đấu của cháu hôm nay , đồng thời nêu lên tình cảm của cháu với bà , với đất nước . Ngoài ra , phép điệp ngữ còn tạo nên nhịp điệu cho câu thơ và làm cho đoạn thơ tăng gái trị biểu cảm

 

 

20 tháng 2 2021

Phép điệp ngữ:

nghe(3 lần) => Nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa

17 tháng 11 2016

???????????????

22 tháng 11 2016

Câu 1) Điệp ngữ cách quãng nối với câu c

Câu 2) Điệp ngữ nối tiếp nối với câu a

Câu 3) Điệp ngữ chuyển tiếp nối với câu b

26 tháng 8 2020

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
5. Điệp từ: là từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh.

26 tháng 8 2020

Cho ví dụ và phân tích

27 tháng 11 2016

- Tham sống sợ chết

- Nước mắt cá sấu

- Đi guốc trong bụng

- Chân cứng đá mềm

- Ba chìm bảy nổi

- Mưa to gió lớn

28 tháng 11 2016

THÀNH NGỮ:
- Ăn trước bước mau, ăn sau bước thưa
- Áo gấm đi đêm
- Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng
- Đục nước béo cò
- Đầu cua tai nheo
- Nước mắt cá sấu
- Vung tay quá trán

"Điệp ngữ" là "một biện pháp tu từ" trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.

Có 3 lọa điệp ngữ:Diệp ngữ cách quảng,điệp ngữ nối tiếp,điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngũ vòng)

VD:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

\(\text{Hok tốt!}\)

\(\text{@Kaito Kid}\)

Cảm ơn bạn nha.