Em hãy nêu 1 số mẫu chuyện trong lịch sử để khẳng định nhờ có tinh thần đoàn kết tương trợ mà cha ông ta đã thắng kẻ thù xâm lược.
Giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tinh thần đoàn Kết (Mặt trận Việt Minh, xăm chữ "Sát Thát" đánh giặc Mông - Nguyên, Quân Tây Sơn cõng nhau ngủ đánh giặc Thanh,...)
- Tinh thần độc lập tự chủ. Non sông Việt Nam là của người Việt Nam, được khẳng định trong bài Nam Quốc Sơn Hà - Lý Thường Kiệt; Hịch Tướng Sĩ; Tuyên Ngôn Độc Lập, Lời Kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh.
- Tinh thần nồng nàn yêu nước, bất kể mọi lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, khi có giặc đều đồng lòng chống giặc. Từ trẻ em (Lượm; Trần Quốc Toàn;...) đến phụ nữ (Võ Thị Sáu,...) phát huy tinh thần "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
- Phát huy truyền thống, bài học từ ông cha. Trần Quốc Tuấn học từ Ngô Quyền cắm cọc trên sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán đã đẩy lùi cuộc xâm lược của nhà Nguyên lần 3.
Xác định vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ trong các câu ghép sau:
a) Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán / chỉ / vì cư dân ở đó không biết cười.
Kết quả QHT Nguyên nhân
b) Do / ai cũng chăm chỉ làm ăn / nên / chỉ trong thời gian ngắn quê em đã phát triển vược bậc
QHT Nguyên nhân QHT Kết quả
c) Nhờ tinh thần yêu nước với tinh thần đoàn kết to lớn / mà / dân ta đã đánh thắng giặc Mĩ xâm lược
Nguyên nhân QHT Kết quả
Câu 5.
- Những kẻ thù xâm lược phương Bắc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII là: Tống, Mông Cổ, Nguyên.
- Nguyên nhân thắng lợi chung của các cuộc kháng chiến đó là:
+ Tinh thần đoàn kết.
+ Tinh thần yêu nước.
+ Những người lãnh đạo tài giỏi.
- Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược:
+ Niềm tin tất thắng của tác giả vào công cuộc chống quân Minh thể hiện ở sự hiểu rõ thế thất bại tất yếu của địch.
+ Tác giả hiểu rõ quan hệ đặc biệt giữa ta với Trung Quốc nên không muốn gây thù, chuốc oán mà muốn giữ quan hệ láng giềng thân thiện.
+ Phần kết bức thư đã thể hiện rõ tư tưởng chiến lược sáng suốt, có ý nghĩa lâu dài của Nguyễn Trãi.
- Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược: Niềm tin tất thắng của tác giả vào công cuộc chống quân Minh thể hiện ở sự hiểu rõ thế thất bại tất yếu của địch. Tinh thần yêu chuộng hoà bình của Nguyễn Trãi thể hiện ở thiện chí không chủ trương tiêu diệt quân Minh khi chúng đã bại trận mà tạo điều kiện cho chúng rút quân: Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ “sửa sang cầu cống”, “mua sắm tàu thuyền”, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn ; “quân ra khỏi cõi”, muôn phần bảo đảm được yên ổn không lo ngại gì ; nước ta lại “phụng cống xưng thần, theo lệ như trước”. Tác giả hiểu rõ quan hệ đặc biệt giữa ta với Trung Quốc nên không muốn gây thù, chuốc oán mà muốn giữ quan hệ láng giềng thân thiện. Phần kết bức thư đã thể hiện rõ tư tưởng chiến lược sáng suốt, có ý nghĩa lâu dài của Nguyễn Trãi.
Sau đây là đáp án
Đinh Bộ Lĩnh người làng Đại Hữu (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là con trai của thứ sử Đinh Công Trứ. Từ nhỏ đã có chí lớn và có tài lãnh đạo nên rất được nhiều người kính nể. Thanh thế nghĩa quân của Đinh Bộ Lĩnh không ngừng lan rộng, khiến Nam Tấn vương phải lo sợ. Đến năm 967, nghĩa quân của Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đấy, loạn 12 sứ quân cũng được Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong.
- Cách mạng tháng 8 thành công:
+ Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đúng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay đổi chủ, chống lại cách mạng.
+ Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
+ Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khời nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
+ Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
+ Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
Tks bạn