chất trữ tình đc tác giả thể hiện trong văn bản lặng lẽ sapa của nguyễn thành long
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991 ) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau năm 1954, tập kết ra Bắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, giàu chất trữ tình.
Tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ ( 1955 ), Những tiếng vỗ cánh ( 1967 ), Giữa trong xanh (1972)… Với truyện kí Bát cơm Cụ Hồ – 1953 Nguyễn Thành Long đã đựơc trao giải thưởng Phạm Văn Đồng.
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả trong chuyến đi lên Lao Cai trong mùa hè năm 1970, sau này in trong tập Giữa trong xanh (1972) của Nguyễn Thành Long. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Truyện ngắn có cốt truyện khá đơn giản,chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ, cô kí sư trẻ và anh thanh niên-nhân vật chính của tác phẩm-trên đỉnh Yên Sơn cao 2600mét. Giữa khung cảnh thiên nhiên Sa pa đẹp như một bức tranh.
Chất thơ bàng bạc toát lên từ khung cảnh thiên nhiên nên thơ ấy.Sa pa được miêu tả dưới một góc nhìn của một nhà hội hoạ.Nói đến Sa pa, người ta sẽ nghĩ ngay đến một nơi nghỉ ngơi, yên tĩnh và tuyệt đẹp. Nghĩ ngay đến những rừng hoa ban trắng muốt, những cánh rừng bạt ngàn dưới ánh nắng ban mai, những đồi núi trập trùng dưới sương mờ bao phủ, những thửa ruộng bậc thang, những phiên chợ tình lãng mạn... Thiên nhiên Sa pa dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long hiện lên cũng không kém phần sinh động như thật vậy.Nguyễn Thành Long đã nhập vai, đã hoá thân vào người hoạ sĩ, mượn cái nhìn của nghệ thuật hội họa, mượn lăng kính đầy màu sắc để tô vẽ nên một thiên nhiên không kém phần thơ mộng, lung linh, kì ảo, trữ tình.
Sa pa xuất hiện đầu tiên với hình ảnh “những rặng đào” và “nhũng đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường”. Đúng là sa pa rồi! Bạn có nhận ra chưa? Còn người hoạ sĩ thì đã nhận ra cảnh quan ấy để rồi tơ tưởng đến một ngày được về ở hẳn nơi ấy.Chỉ một ước muốn ấy thôi cũng cho thấy bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lòng người. Đẹp nhất vẫn là lúc nắng lên. Dưới ánh nắng, dường như mọi vật đều trở nên sinh động. Ánh nắng làm cho bức tranh trở nên đầy màu sắc, khiến con người họa sĩ và cô kĩ sư cũng nín bặt vì vẻ đẹp lạ kì của cảnh.đến đây ta lại như thấy cái nhìn của một nhà làm phim, đang quay rất chậm và cận cảnh một bức tranh phong cảnh. Cảnh đẹp quá, khiến tay quay như không dám lia nhanh máy và dường như nín thở vì sợ cảnh ấy vụt biến khỏi tầm nhìn “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu hình hoa cà lên trên màu xanh của rừng,. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục , lăn trên vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe”. Rõ ràng tác giả đang đặc điểm nhìn từ trên cao nhìn xuống. Không gian bao quát, có cả mây, có cả rừng, và thậm chí xuống đến cả gầm xe nhưng lại đựơc nhìn theo có một chiều. Vẫn rất hợp lí. Ta cứ tuởng tượng, người hoạ sĩ đang ngồi trên xe và xe thì đang nằm ngang với mây trời Tây Bắc.Chính vì lẽ đó mà có những đụn mây vón cục xen vào những tán lá rừng.Vì lẽ đó mới thấy được những giọt sương len trên vòm lá, cùng lúc với những tia nắng mặt trời chiếu trên đỉnh những chòm thông.Thiên nhiên đuợc nhân hoá trở nên sống động lạ kì “ Nắng len tới”; chòm thông rung tít với “những ngón” tay bằng bạc; cây tử kinh với cái “ Nhìn bao che” “nhô dầu” ; “ mây xua nắng đi”...Bức tranh hiện lên với nhiều màu sắc tươi sáng, màu xanh của những cánh rừng bạc ngàn, màu tím của những cây tử kinh,màu trắng của những đụn mây trời và màu vàng tươi của sắc nắng...Khung cảnh bồng bềnh, sương khói, lãng đãng mây trời và ngập tràn ánh sáng ấy chính là khung nền cho một cuộc gặp gỡ cũng thấm đẫm chất trữ tình, bàng bạc chất nên thơ.
Nguyễn Thành Long có những đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình.
Cảm xúc của ông họa sĩ dành cho anh thanh niên: “Chao ôi, bắt một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sảng tác. Cảm xúc của cô kĩ sư: “Một ấn tượng hàm ơn khó tả đạt trong cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi.
Nhận xét: Câu chuyện vẻn vẹn có ngần ấy nhân vật với cuộc gặp diễn ra cỡ trong 30 phút. Nhưng qua lời đối thoại, suy ngẫm của họ đã hình thành mối giao cảm giữa những con người lần đầu tiếp xúc. Người này trở thành chất xúc tác để người kia bộc lộ tất cả vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn. Cũng như vườn hoa của anh thanh niên làm công tác khí tượng, với hoa dơn, hoa thược dược tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… mỗi nhân vật giống như một loài hoa đẹp rực rỡ, tỏa sắc hương dưới mây trời Sa Pa.
Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh, giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
Đánh giá:
Chất trữ tình kết họp với bình luận, tự sự đã làm nổi bật chủ đề tác phảm Vẻ đẹp của con người lao động bình thường sống và lao động hết mình mẽ: cách âm thầm lặng lẽ.
“Lặng lẽ Sa Pa” đúng như lời nhận định trong sách giáo viên Ngữ văn 9: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dần góp vào thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là chất trữ tình. Chất trữ tình, chất thơ bàng bạc trong truyện góp phần nâng cao ý nghĩa vả vẻ đẹp của những sự việc, con người nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc.