Nêu những hiểu biết của em về nữ thần Athena.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Trải qua hàng trăm năm tranh đấu, ngày nay, quyền của phụ nữ đã được thừa nhận và trân trọng trên phạm vi thế giới. Nhiều văn kiện và văn bản pháp luật quốc tế đã xác định và đề cao quyền của phụ nữ, coi đó như là một trách nhiệm của văn minh thế giới. Việc quy định quyền của phụ nữ trong pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng.
Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ thực sự được đề cập đến từ khi nhân dân ta giành được độc lập từ tay thực dân phong kiến. Sau khi giành được chính quyền và "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đã đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong đời sống của người phụ nữ. Từ nay chị em thực sự trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình cùng nam giới chung lo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc"[1]. Theo đó, những văn bản pháp luật đầu tiên về quyền công dân, trong đó có quyền của phụ nữ được ban hành. Tuy nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, nên ở mỗi thời kỳ, các quyền công dân nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng được thể hiện và phát triển vừa có tính kế thừa vừa có sự đổi mới. Hiện nay, những quyền cơ bản của phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.
1. Quyền của phụ nữ trong các bản Hiến pháp
Hiến pháp năm 1946
Tháng 10/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được công nhận. Hồ Chủ tịch nói: “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”. Cụ thể, Điều 9 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”.
Khi quyền nam nữ bình đẳng được công bố và thừa nhận, có người lầm tưởng rằng việc giải phóng phụ nữ như vậy đã được giải quyết, do đó thi hành luật pháp có thể là dễ dàng, thuận lợi. Hồ Chủ tịch đã sáng suốt chỉ ra rằng, con đường đấu tranh để thực hiện quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ khó khăn và lâu dài. Vì vấn đề giải phóng phụ nữ là một vấn đề xã hội to lớn sự quan tâm của tất cả mọi người. Muốn giải phóng người phụ nữ không chỉ thực hiện một sự phân công mới, bình đẳng giữa vợ và chồng trong những công việc gia đình, mà cái căn bản là phải có sự phân công, sắp xếp lại lao động của toàn xã hội,đưa phụ nữ tham gia vào nhiều ngành nghề như nam giới. Cần tổ chức lại đời sống công nông cũng như sinh hoạt gia đình để phụ nữ giảm nhẹ công việc bếp núc, chăm lo con cái, có điều kiện tham gia sản xuất, học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Từ đó, chị em mới có đủ khả năng làm nhiều công việc chuyên môn và đảm nhiệm được những chức vụ công tác ngang hàng với nam giới. Đó là một cuộc cách mạng thực sự lớn[2].
Có thể nói, quy định của Hiến pháp năm 1946 có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập, góp phần phá tan xiềng xích tư tưởng “trọng nam kinh nữ” của chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Hiến pháp năm 1959
Điều 24 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’.
Như vậy so với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực mà người phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới. Quyền bình đẳng nam nữ được thể hiện trên 5 lĩnh vực từ xã hội đến gia đình bao hàm tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự ghi nhận, trân trọng và đảm bảo của toàn xã hội đối với vai trò của phụ nữ. Còn đối với chị em phụ nữ, "phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…"[3].
Hiến pháp năm 1980
Khác với hai bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959, trong Hiến pháp năm 1980, quyền của phụ nữ vừa được lồng vào các quyền cơ bản của công dân, vừa được quy định riêng nhằm tạo ra những điểm nhấn quan trọng, khẳng định quyền của phụ nữ.
Theo Điều 55, thì “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, có thể nói đây là quy định tiến bộ của Hiến pháp năm 1980, vì nó bao hàm tất cả các giới tính, khẳng định quyền bình đẳng giới trong xã hội.
Lần đầu tiên, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của Nhà nước ta xác định: “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp" (Điều 57).
Bên cạnh đó, bản Hiến pháp này cũng quy định đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực lao động, hôn nhân và gia đình, cụ thể: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ” (Điều 63) và “hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 64).
Có thể khẳng định, Hiến pháp năm 1980 là bản Hiến pháp tiến bộ, ở đó quyền của công dân Việt Nam nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng đã được khẳng định ở tầm cao hơn, cụ thể hơn.
Hiến pháp năm 1992
Về cơ bản, quyền của phụ nữ trong Hiến pháp năm 1992 kế thừa những quy định tiến bộ của Hiến pháp năm 1980, nhưng nhấn mạnh thêm: "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ" (Điều 63).
Hiến pháp sửa đổi năm 2013
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp mới 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có cả quyền của phụ nữ. Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Đặc biệt, Điều 26 Hiến pháp nhấn mạnh: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Như vậy, quyền của phụ nữ Việt Nam ngày càng được phát triển qua các bản Hiến pháp, các quyền cơ bản đó bao gồm: (1) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; (2) Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; (3) Có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; (4) Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; (5) Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; (6) Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; (7) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (8) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; (9) Quyền bầu cử và ứng cử; (10) Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; (11) Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (khi đủ mười tám tuổi trở lên); (12) Quyền khiếu nại, tố cáo; (13) Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; (14) Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ; quyền tự do kinh doanh; (15) Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; (16) Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc;(17) Quyền kết hôn, ly hôn; (18) Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; (19) Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật...
2. Quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật
Quyền cơ bản của phụ nữ theo quy định của Hiến pháp được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như: Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Cư trú, Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Quốc tịch...
Luật Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó và không bị phân biệt đối xử về giới. Theo đó, Nhà nước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, theo xếp hạng năm 2012 của Liên Hợp Quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (thứ hạng càng gần 0 càng thể hiện sự bình đẳng cao)[4].
Luật Bảo hiểm xã hội
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, phụ nữ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động... Bên cạnh đó, Luật còn quy định quyền lợi mang tính đặc thù đối với người phụ nữ như: Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hưởng lương trợ cấp), nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lương, dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu. Ngoài ra, các đối tượng xã hội là phụ nữ cũng được hưởng trợ giúp vật chất với tư cách đối tượng cứu trợ xã hội.
Bộ luật Lao động
Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013 dành một chương (Chương X) quy định riêng về lao động nữ. Theo đó, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Luật quy định rõ, nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động; lao động nữ được dành thời gian trong thời gian lao động để cho con bú, làm vệ sinh phụ nữ; không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì kết hôn, có thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Đặc biệt, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013 quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng.
Luật Hôn nhân và gia đình
Luật Hôn nhân và gia đình khẳng định nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình; có nghĩa vụ sống chung với nhau...
Bộ luật Hình sự
Thể chế hoá các quy định của Hiến pháp về quyền con người Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định những tội phạm liên quan đến phụ nữ, các điều luật bảo vệ quyền của phụ nữ: Hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (khoản 1.h Điều 48) và cũng là tình tiết tăng nặng định khung: Giết người mà biết là có thai (khoản 1, điểm b Điều 93), cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ đối với phụ nữ đang có thai (khoản1.d Điều 104), hành hạ phụ nữ có thai (khoản 2.a Điều 110), tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (khoản 2.d Điều 197), cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (khoản 2.đ Điều 200). Trong đó, Bộ luật Hình sự cũng thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý tội phạm là nữ giới; có chính sách giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: người phạm tội là phụ nữ có thai được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 46). Chính sách nhân đạo, khoan hồng được thể hiện cả trong việc áp dụng hình phạt và thi hành án: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Có thể nói, quyền của phụ nữ Việt Nam trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản đó là “bình đẳng và ưu tiên”. Có những quyền được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình. Còn quyền ưu tiên (trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu...) có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện khả năng của mình với việc đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội, đồng thời tránh rủi ro trong nghề nghề nghiệp, trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Động đất:
- Thiệt hại do động đất ở Nhật Bản: Nhật Bản nằm trên "Vòng Lửa Thái Bình Dương," nơi xảy ra nhiều trận động đất mạnh. Điều này đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm động đất và sóng thần Tōhoku vào năm 2011. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.
- Thiệt hại do động đất ở Indonesia: Indonesia cũng nằm trong khu vực có nhiều động đất và núi lửa hoạt động. Ví dụ, động đất và sóng thần ở Banda Aceh vào năm 2004 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng và gây chết hàng trăm nghìn người.
Núi lửa:
- Núi lửa Merapi ở Indonesia: Núi lửa Merapi nằm gần thành phố Yogyakarta và đã phun trào nhiều lần trong lịch sử. Các trận phun trào này đã gây ra thiệt hại đối với người dân và nông nghiệp trong khu vực.
- Núi lửa Pinatubo ở Philippines: Núi lửa Pinatubo phun trào mạnh vào năm 1991, tạo ra một lượng lớn tro bụi và khí phát triển đám mây tro bụi, gây ra mưa tro bụi và thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường và nền kinh tế.
Sóng thần:
- Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004: Trận sóng thần năm 2004 là một trong những biến cố tồi tệ nhất trong lịch sử, gây ra bởi một trận động đất ở dưới đáy biển Ấn Độ Dương. Sóng thần lan rộng trên nhiều quốc gia ven biển, gây chết hàng trăm nghìn người và thiệt hại tài sản lớn.
- Sóng thần ở Nhật Bản năm 2011: Trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011 ở Nhật Bản gây ra một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử. Sóng thần tàn phá các khu vực ven biển, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và tài sản.
Đây là một phần bài viết về sự lạc quan mình từng làm, bạn tham khảo cho ý bài viết của mình nhé:
Cuộc sống được tạo nên bởi những sợi giang đa màu sắc, tồn tại xen kẽ với nhau là những niềm vui và nỗi buồn luân phiên tìm đến. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cho rằng lạc quan là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho con người trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Khi trong trạng thái lạc quan, chúng ta sẽ luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực “nhìn đời bằng cả con tim”, tâm hồn thư thái. Lạc quan gìn giữ lại trong trái tim con người niềm tin, hy vọng dù trong hoàn cảnh nào. Nơi nào có lạc quan tồn tại, nơi đó có sự sống. Trở lại những trang thơ viết về người lính chiến đấu, dù họ là người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp hay là những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, họ mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của Tổ quốc. Tinh thần lạc quan chiến đấu của họ đã góp phần mang chiếc áo hoà bình ôm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Lạc quan còn là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt. Cuộc sống đặt ta trong những hoàn cảnh éo le ngang trái, nhưng với những người lạc quan họ luôn biết cách đổi chiều những bất khó khăn thành một phần kinh nghiệm để thành công. Nhà văn Ernest Hemingway buồn phiền vì bị mất va li bản thảo mà ông trân trọng nhất nhưng sau cuộc trò chuyện với người bạn Ezra Pound đã giúp ông có thêm lạc quan để viết lại tác phẩm của mình với tinh hoa sáng tạo mới và nền tảng được xây từ bản thảo trước đó. Và sau này chúng ta có đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway. Khi mỗi chúng ta có trong mình niềm lạc quan sẽ là con người có thể học được cách “sống chủ động trong thế giới bị động” tạo động lực để xây dựng xã hội phát triển,. Song không phải sự lạc quan nào cũng mang đến kết quả tốt. Helen Keller từng khẳng định “ Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” nhưng cũng từng cảnh báo “Có một sự lạc quan nguy hiểm của sự ngu dốt và thờ ơ”. Đó là khi chúng ta để ý đến điều tốt mà bỏ qua những nguy cơ tai họa đang đến gần gây nên những nhận thức sai lầm về hoàn cảnh dẫn đến trả giá bằng thất bại lớn. Lạc quan cũng phải đi cùng nhận thức của lý trí. “Bầu trời không phải lúc nào cũng màu xám. Chỉ là nỗi buồn làm bạn muốn chối bỏ những ngày xanh”. Cuộc đời là một con đường bao phủ bởi đêm đen vô tận nhưng đâu đó vẫn có ánh sáng được thắp lên , hãy cứ lạc quan về hạnh phúc trước mắt mà bước đi bạn sẽ tìm được ánh sáng nơi cuối con đường.
Vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc Nhân dân, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức... cần xác định lại vị trí của mình trong bối cảnh mới, trong điều kiện phải thực hiện bằng được “mục tiêu kép” do Chính phủ đề ra. Hội Khuyến học Việt nam cũng cần kịp thời nhận thức đúng nhiệm cụ của mình trong tình hình đó, trước tiên cần đào sâu tìm các phương pháp mới trong thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao thông qua 02 đề án “Công dân học tập” và “Mô hình: gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập”. Chi phối sự thành công của các mô hình chính là các công dân học tập - vừa là mấu chốt, vừa là nền tảng của xã hội học tập mà chúng ta đang xây dựng.
- Hình 1: Hồ Gươm:
Hồ Gươm có một vẻ đẹp tự nhiên như viên ngọc xanh duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Nổi lên giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa 3 tầng nhỏ nhắn rêu phong phủ kín tạo nên nét cổ kính. Ngoài ra còn có đền Ngọc Sơn với Tháp Bút và Đài Nghiên nằm ngay phía trước cửa đền.
- Hình 2: Bến Nhà Rồng:
Bến Nhà Rồng là trụ sở thương cảng của Sài Gòn, nằm bên sông Sài Gòn; được xây dựng từ năm 1863, là một trong những công trình đầu tiên thực dân Pháp xây dựng.
- Hình 3: Làng Sen quê Bác:
Làng Sen tên chính thức là làng Kim Liên, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê cha của Bác. Nơi đây nổi bật với những hồ Sen, đầm Sen dày đặc, trở thành một dạng cảnh quan đặc biệt, với những bông sen bung nở khi vào mùa, tỏa hương thơm thoang thoảng cả một vùng.
- Đời sống vật chất:
+ Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra, cư dân còn trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối. cam...
+ Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền... đều được chuyên môn hoá.
+ Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao. Cư dân cũng bắt đầu biết rèn sắt.
- Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ: rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- Làng. chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền. Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
- Đời sống tinh thần:
+ Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự đo, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
+ Thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng).
+ Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán (qua truyện “Tấm Cám'', bánh Chưng, bánh giầy''…
Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Athena (tiếng Hy Lạp: Ἀθηνᾶ, hay Ἀθήνη Athénē;) là vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ và đồng thời cũng là vị thần chiến tranh chính nghĩa. Athena là vị thần bảo hộ của thủ đôAthens của Hy Lạp.
Sự ra đời:
Theo Thần phả (Θεογονία, Theogonia) của Hesiod, Zeus đã ăn nằm với Methis, con gái của Okeanos. Khi Methis mang thai, Zeus đã được các nữ thần Vận Mệnh cảnh báo rằng đứa con do Methis sinh ra sau này sẽ lật đổ ông, giống như ông đã từng đoạt ngai vàng của cha mình (Cronus) trước kia.
Zeus sợ hãi Athena (con gái do Methis sinh ra) là do một lời sấm truyền đối với Metis. Lời sấm đó nói rằng: "Nếu Metis sinh ra con trai thì đứa con trai này sẽ lật đổ quyền lực của người cha, như Zeus đã từng làm đối với Cronus trước đây. Còn nếu Metis sinh ra con gái thì người con gái này sẽ có sức mạnh về trí tuệ và cơ thể ngang với người cha".
Khi Methis biết Zeus (lúc này Zeus chưa hề biết đến lời sấm đối với Methis) có ý đồ với mình, nữ thần này đã tìm cách trốn tránh được trong một thời gian rất lâu bằng cách biến hóa ra nhiều hình dáng và con vật khác nhau. Nhưng rồi cuối cùng, Methis vẫn bị Zeus tìm ra. Sau khi có thai, Methis liền kể lời sấm truyền đó cho Zeus nghe. Zeus bắt chước người cha Cronus của mình khi xưa, Zeus liền nuốt chửng Methis vào bụng và yên tâm về đỉnh Olympus. Nhưng sau đó Athena đã vọt ra khỏi trán của Zeus với đầy đủ vũ khí, y phục do Methis chuẩn bị đầy đủ cho nàng trước khi sinh (trong đầu của Zeus).