K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2016

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

 

26 tháng 10 2016

Thank you Võ Đông Anh Tuấn

3 tháng 1 2021

câu 1:

nội dung: Thánh Gióng là hình tượng anh hùng với ý chí và sức mạnh bảo vệ đất nước vừa thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về hòa bình.

nghệ thuật: Xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với những chi tiết kì ảo hấp dẫn, li kì.

câu 2:

 Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

câu 3:

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:

- Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.

- Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

- Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

- Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

- Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

- Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

- Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ ba lên trời.

- Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

câu 4:

Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.

Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, tinh thần đoàn kết tập thể, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.  

mời bạn tham khảo banhqua!

3 tháng 1 2021

thank 

21 tháng 8 2018

 Những nhân vật trong truyện là:

  • Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật chính.
  • Ngoài ra còn có các nhân vật:
    • Vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng.
    • Vua, sứ giả triều đình.
    • Dân làng…

* Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:

  • Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
  • Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
  • Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...
20 tháng 9 2018

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:

- Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.

- Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

- Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

- Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

- Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

- Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

- Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ ba lên trời.

- Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

2 tháng 4 2020

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

học tốt nhé

2 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé:

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Chúc bạn học tốt !

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:

  • Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
  • Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
  • Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
  • Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...
30 tháng 10 2023

.

20 tháng 12 2016

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.



 

21 tháng 12 2016

Các chi tiết tưởng kì ảo:

-Mẹ Gióng đặt chân vào vết chân to và thụ thai 12 tháng.

-3 năm Gióng nằm im không nói không cười nhưng nghe sứ giả gọi lập tức cất tiếng nói đầu đòi đi đánh giặc.

- Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

- Ngựa sắt vươn vai phi ra trận, phun lửa, và Thánh Gióng cưỡi ngự bay về trời.

tick cho mình nhé

10 tháng 3 2019

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + 12 tháng sau mới sinh ra Gióng

     + Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.

23 tháng 8 2020

Những chi tiết kì ảo, tưởng tượng :
Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

Vai trò:

Ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.