K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2016

 Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...

Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?

Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận dận mệt mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay, kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay

Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:

Cây khô xuống nước cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô càng nghèo

Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thăn cò - người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. Lời thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:

Con kiến mà leo cành đa

 Leo phải, cành cụt leo ra leo vào...

Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

3 tháng 11 2017

từ láy:lận đận

đại từ:ai

quan hệ từ:cho

chúc bạn hok tốt

4 tháng 11 2017

*Từ láy:Lận đận

*Đại từ :ai

*Quan hệ từ: cho

***Chúc bạn học tốt***

15 tháng 9 2016

được sử dụng để hỏi

17 tháng 9 2016

Ai và sao được dùng để hỏi vui nhé bạn 

21 tháng 11 2016

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

a- Có thế thay vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thế chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thế thay thê vị trí của cụm từ được không?

Xét về cấu tạo cúa cụm từ lên thác xuống ghềnh, ta không thể thay đổi vị trí của các từ và cũng không thể thay hoặc chêm xen một vài từ vào cụm từ này. Vì bản thân cụm từ lên thác xuống ghềnh đã biểu thị một ý nghĩa hoàn chinh và có câu tạo cô định, có tính biểu cảm cao.

b. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì ?

Cụm từ lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian truân vất vả. Ta thường nói lên thác xuống ghềnh vì cụm từ này bắt nguồn từ nghĩa đen: thác là nơi nước chảy vượt qua vách đá; ghềnh là nơi có đá lởm chởm, nước chảy xiết. Như vậy thác và ghềnh đều chỉ nơi có địa hình không bằng phẳng rất khó khăn cho người đi lại. Xuất phát từ nét nghĩa trên người nói dùng cụm từ này đế chỉ cuộc đời của những con người gặp nhiều gian lao, vất vả.

 

30 tháng 11 2016

Không thể thêm bớt từ gì Vì:

* Nếu thêm: vd: Lên trên thác xuống dưới ghềnh (ko hợp)

*Nếu bớt :vd :Lên thác ghềnh(ko hợp)

Nghĩa: sự gian nan gian khổ khó khăn

18 tháng 10 2017

VD khuyết điểm là quay cóp nhớ
MB tự làm
TB:
- Y1: Hoàn cảnh mắc khuyết điểm
( Nêu thời gian, không gian, lí do)
Ví dụ:
Hôm đó là 1 buổi tối mùa đông, tiết trời rất lạnh, ai nấy đều phải mặc áo ấm và chit muốn ở nhà vì lạnh cóng. Vậy mà ngày mai lớp tôi lại kiểm tra môn .... Không may cho tôi là hnay có 1 bộ phim rất hay. Tôi đã xem suốt 1 tháng nay và hnay lại là tập cuối. Tôi đã định là sẽ học bài sau khi ăn nhưng trời lạnh quá nên học rất khó vào. K những thế, bộ phim lại quá hấp dẫn. Tôi đã quyết định xem phim & nghĩ rằng sau khi xem sẽ học bài. Tôi ngồi trên giường trùm chăn kín mít & k hề để ý j` đến bài ktra sáng mai. KHi hết phim, tôi cũng định học nhưng mắt cứ díp lại vì buồn ngủ. Tôi tự nhủ:"Tói nay k học thì ság mai mìh dậy sớm học cũg đc." Vậy là tôi nằm xg' giường ngủ 1 giấc ngon lành. Sáng hsau, khi chuông đồg hồ kêu lúc 5h, tôi thấy trời rất lạh & còn tối nên đã địh ngủ thêm 1 chút r` dậy học bài. Nhưng khi tôi tỉh dậy cũng là lúc sắp đến h học. Tôi cuống cuồng đáh răg rửa mặt đi học. Tối đến trg` đúg vào lúc tg' trốg báo hiệu h học vag lên.
Ý 2iễn biến xảy ra kh' đ?
Cô giáo bước vào, cả lớp đứg lên chào cô. Ai nấy đều háo hức chuẩn bị cho h ktra. Chỉ có riêg tôi là hồi hộp & lo lắg. Cô giáo bắt đầu đọc đề bài(nêu câu hỏi cụ thể). Cả ớp đều vui vẻ & chăm chú làm bài.(mtả quang cảnh lớp học: yên ắng,..).Loay hoay m~ tôi vẫn chưa làm đc. bài. Tôi đàh nhìn sag bài bạn bên cạh cầu cầu nhưg đều vô vọg và hnay cô cho đêg chẵn lẻ. Thừoi jan trôi qa,15' 20', tôi nhìn sag đã thấy có bạn làm hết 1 mặt giấy còn tôi vẫn chưa làm chữ nào. Lúc đó tôi đã đáh liều mở tài liệu(mtả tâm trạg lo lắg sợ hãi). Vừa nhìn cô tôi vừa mở vở, mải mê chép lia lịa, cô giáo đứng bên cạh lúc nào k biết. (mtả nỗi buồn của thầy cô & sự ân hận của em trcs n~ khuyết đ/ đó)
KB(tư làm nhé)
hoặc
bạn có thể kể là bạn là 1 học sinh khá của lớp ( có thể nắm 1 chức vụ gì đó ) và là 1 học sinh rất ngoan không bao h phạm khuyết điểm,được cô giáo rất quí mến.rùi 1 lần bạn mải chơi suốt ngày mà không nhớ ra là mai có 1 pài kiểm tra của đúng cô giáo chủ nhiệm.tối hôm đấy bạn về muộn nên không kịp học.hum sau bạn ko làm được pài nhưng ko mún bị điểm kém nên đã quay cóp mà cô giáo ko biết.Lúc trả bài bạn được điểm cao nhất lớp và được cô giáo tuyên dương trước cả lớp.lúc ý bạn cảm thấy hổ thẹn và xin lỗi cô.cô ko những chê trách bạn mà còn khen tính tự giác của bạn.sau đó bạn hứa với cô giáo và các bạn sẽ không bao h làm thế nữa rùi bạn muốn viết gì nữa cũng được.Nhớ viết mùi mẫn nha.pài nì bik khai thác 7-8 trang là bình thường ý.Chúc bạn điểm cao nha!

18 tháng 10 2017

Đề 1:
- Mở bài : Nói sơ wa về việc làm sai trái đó, nó làm bạn ân hận thế nào.
- Thân bài : Kể lại chi tiết:
+ Nguyên nhân.
+ Diễn biến cụ thể của việc làm đó.
=> Việc làm đó làm thầy cô buồn lòng thế nào, bạn ân hận ra sao, muốn sửa chữa nó như thế nào.
- Kết bài : Sự hối hận vì đã làm việc đó.
Đề 2 cũng tương tự thôi hà.

25 tháng 10 2017

Qua hình ảnh con cò đáng thương,bài ca dao đã thể hiện được quan điểm chết trong còn hơn sống đục của cha ông ta.Đồng thời,bài ca dao còn bày tỏ sự ngậm ngùi ,thương c̉am trước số phận vất vả,long đong,cơ cực của những người mẹ dám hi sinh c̉ tính mạng mk vì đàn con yêu dấu.Vì thế bản thân mỗi chúng ta cần thấu hiểu những nỗi niềm,khổ đau đó của các đấng sinh thành,cố gắng làm tròn bổn phận của kẻ làm con.

25 tháng 10 2017

ko chép trên mạng nhé thông cảm cho mình !

7 tháng 11 2017

Việc sử dụng thành ngữ trong hai VD trên đã mang lại cho cách diễn đạt những đặc sắc nhát định. Đó là giúp cho người đọc hình dung cụ thề hơn về sự chìm nổi của bánh trôi và số phận long đong, lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó dễ dàng nhận thấy nội dung đoạn văn có tính hình tượng và biếu cảm cao.

18 tháng 3 2016

Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.

Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.

Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.

Hoặc khỉ học bài ca dao:    
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

 

Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.

Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.

Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.

Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.

Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.

Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.

20 tháng 3 2016

bn oi , phai thong qua song chet mac bay nua