Mọi người lm nhanh mk đg cần gấp !!
Ngữ liệu: Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Sách Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào?
A. Mẹ tôi
B. Cổng trường mở ra
C. Cuộc chia tay của những con búp bê
D. Sông núi nước Nam
Câu 2. Tác giả của đoạn trích trên là ai? A. Lý Lan
B. Khánh Hoài
C. Tô Hoài
D. Trần Quang Khải
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4. Đoạn trích trích trên có mấy từ láy?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 5. Các từ láy nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng là từ láy bộ phận?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Nội dung của đoạn văn thứ hai là:
A. Kể về buổi khai trường đầu tiên của đứa con
B. Những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với con
C. Vai trò to lớn của trường học đối với con người
D. Lời khích lệ, động viên và niềm tin mẹ dành cho con ngày đầu tiên đi học.
Câu 7. Trong đoạn trích trên người mẹ nhớ lại kỉ niệm nào?
A. Nhớ tới tuần lễ khai trường của con năm con ba tuổi
B. Nhớ về kỉ niệm khai trường được bà ngoại dẫn đến trường
C. Nhớ về không khí ngày khai trường hằng năm.
D. Cả B và C
Câu 8. Thế giới kì diệu mà tác giả nói tới là gì?
A. Thế giới của tri thức, kiến thức
B. Thế giới của tình thầy trò, tình bạn
C. Thế giới của ước mơ, niềm tin, hi vọng…
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là:
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 10: Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai?
A. Đang trò chuyện với con
B. Người mẹ đang nói với chính mình
C. Người mẹ không nói với ai cả
D. Người mẹ đang trò chuyện với bố
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi,hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên và phân loại chúng.
b. Đặt một câu với từ láy em vừa tìm được.( chỉ chọn 1 từ láy để đặt)
Tập làm văn:
Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng)
1.Trong năm học vừa qua em có rất nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè, mái trường...Hãy viết một đoạn văn kể lại một kỷ niệm em cho là đáng nhớ nhất.
2. Miêu tả người thân yêu gần gũi nhất với em.
a, Phần đoạn văn trên thuộc phần thân bài
b, Câu văn trên có cách biểu cảm trực tiếp vì đã dùng những từ biểu lộ tình cảm như là: rất, sâu đậm, ấn tượng
c,
Tìm hiểu đề
Đây là bước hết sức quan trọng trước khi viết một bài văn. Nhiều người thường có thói quen bỏ qua bước này, khi nhận được đề thường đi vào viết một mạch, không giành thời gian tìm hiểu đề.
Việc tìm hiểu đề ở đây giúp bạn trả lời các câu hỏi: trọng tâm nội dung đề là gì? Đối với đề bài này cần phải sử dụng các thao tác lập luận nào (phân tích, so sánh, chứng mình….) để từ đó có thể xác định được phạm vi tài liệu cần phải sử dụng đến. Bước tìm hiểu đề là bước đầu tiên bạn cần phải làm trước khi đi vào làm một bài văn, tuy nó không được trình bày vào bài làm nhưng giúp bạn nắm rõ và chắc nhất được những thông tin và bài làm, xác định được hướng làm và trình bày. Nếu bỏ qua bước này, bạn có thể dẫn đến lạc đề, đi không đúng trọng tâm yêu cầu và bài văn trở nên sai lệch.
Lập dàn ý
Sau khi đã tìm hiểu đề cơ bản trả lời được những câu hỏi cần thiết để xác định hướng làm bài cho mình, bạn tiếp tục bước lập dàn ý. Việc lập dàn ý giúp người làm bao quát được vấn đề, đi triển khai các ý cơ bản trong trọng tâm bài mà phần tìm hiểu đề đã xác định.
Khi lập dàn bài, người viết sẽ đảm bảo được tính hệ thống và bao quát của lập luận đang triển khai, có thể cân đối được bài viết, xác định được mức độ khi trình bày mỗi ý, từ đó có thể phân bổ được thời gian làm và cần rút gọn và trung và ý nào là trọng tâm.
Khi bạn lập được một dàn ý tốt, việc triển khai viết bài sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn và khả năng diễn đạt cũng như cách trình bày trau chuốt hơn rất nhiều.
Thông thường dàn ý một bài văn gồm 3 phần:
– Mở bài: là phần mở đầu dẫn dắt người đọc vào cảm nhận một bài văn, nếu mở đầu đảm bảo đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Trong phần này, người viết phải giới thiệu được khái quát vấn đề định triển khai cho phần trọng tâm. Yêu cầu cần viết ngắn gọn, tự nhiên và hấp dẫn.
– Thân bài: triển khai lần lượt từng khía cạnh của vấn đề trọng tâm, làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Yêu cầu cần rõ ý, các ý chia thành từng đoạn và có các câu hoặc từ chuyển tiếp.
– Kết bài: kết thúc vấn đề, chốt lại những gì đã làm sáng tỏ phần thân bài. Ngoài ra nên khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
Tiến hành viết bài
Căn cứ vào dàn bài đã triển khai, viết thành một bài văn hoàn chỉnh với câu cú rõ nghĩa, hàm súc, dấu câu thích hợp. Bài viết cố gắng triển khai đầy đủ những ý đã được đưa ra ở phần dàn bài theo hướng phù hợp nhất.
Khi viết bài bạn cần biết phân bổ thời gian hợp lý để tránh quá tập trung vào một ý mà quên làm những phần khác khiến bài văn không cần đối và không đủ ý.
Trong khi viết bài cũng cần chú ý trau chuốt ngôn từ, dùng những từ đúng chuẩn xác nhưng cố gắng chọn lọc những từ “đắt” giá nhất.