K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2016

   Trong hình có là dao, vòng cổ, vòng tay, ... chúng đều được làm bằng đồng , chúng được làm đồ trang sức và đồ sử dụng hằng ngày trong gia đình ( mink không nhìn rõ hình cho lắm )

22 tháng 5 2017

hình ko thấy rõ xin lỗingaingung

16 tháng 12 2018

- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên dòng sông chảy qua thành phố Huế là sông Hương.

- Các công trình kiến trúc cổ kính của Huế: Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén, Kinh thành Huế, Thành Châu Hóa, Chùa Thiên Mụ.

21 tháng 9 2016

mũi tên đồng vòng đồng  bát đồng  kim động dao dong binh dong 

13 tháng 10 2016

- Đồ đựng bằng gốm có công dụng là dùng để đựng đồ.

- Công cụ, trang sức bằng đồng có công dụng là dùng để làm vũ khí, vật đeo trên người, dùng để làm việc.

28 tháng 5 2017

Đa số làm bằng vòng cổ, bông tai, đồ trang sức, còn lại là vũ khí. Chúng có một đặc điểm chung đó là đều được làm bằng đồng.

Công dụng của chúng là: các đồ trang sức bằng đồng như vòng cổ, bông tai có công dụng làm đẹp cho nghười đeo, còn các vũ khí bằng đồng như giáo, kiếm có thể dùng để tự vệ.

24 tháng 3 2017

-Đồ đựng bằng gốm có công dụng là dùng để đựng đồ

-Công cụ, trang sức bằng đồng có công dụng là làm vũ khí, vật đeo trên người, dùng để làm việc.

18 tháng 2 2019

diện tích của mảnh đất HCN là: 

8*6=48(m2)

diện tích của cái hố là: 

22*3.14=12.56(m2)

diện tích còn lại của mảnh đất là:

48-12.56=35.44(m2)

Vậy diện tích còn lại của mảnh đất đó là 35.44 m2

CÓ GÌ SAI XIN CHỈ BẢO!!!

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

25 tháng 11 2018

Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân lao động, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Từ khi sáng tạo ra chữ viết, nhiều tác phẩm dân gian, nhất là các truyền thuyết, các truyện cổ tích được các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ tài danh ghi lại bằng văn xuôi, hoặc bằng thơ ca ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích của nhân dân Nga. Đại thi hào Nga A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin đã kể lại truyện này bằng 205 câu thơ đặc sắc. Vào Việt Nam, tác phẩm được nhà thơ Vũ Đình Liên và Giáo sư Lê Trí Viễn dịch ra tiếng Việt, chuyển thành lời kể bằng văn xuôi. Tuy là văn xuôi, nhưng khi đọc cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng, chúng ta vẫn cảm nhận được những hình ảnh, nhân vật, từ ngữ, câu vãn, giọng điệu mang chất thơ, rất thú vị. Trung tâm của câu chuyên là ba nhân vật : Ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng. Kể về quan hệ giữa ba nhân vật ấy, tác giả dùng biện pháp nghẹ thuật lặp tăng tiến. Từ đó tính tình, phẩm chất các nhân vật lộ rõ dần dần. Điều đặc sắc là để gắn kết sự tăng tiến trong quan hệ ba nhân vật, thi sĩ Pu-skin dùng hình ảnh "biển xanh - những ngọn sóng". Qua những lần biển xanh nổi sóng, chủ đề, ý nghĩa tác phẩm mỗi lúc thêm rõ, thêm nổi bật.

1. Biển xanh nổi sóng mấy lần, những lần ấy khác nhau thế nào ? Vì sao ?
Đọc hoặc nghe kể lại truyện, chúng ta đếm được năm lẩn ông lão đánh cá ra bờ biển gọi con cá vàng, xin cá giúp mình, làm theo đòi hỏi của mụ vợ.
Lần thứ nhất : Người vợ đòi cái máng lợn mới, một ao ước vừa phải. "Biển gợn sóng êm ả", ý chừng chấp nhận yêu cầu của người đàn bà nghèo khổ.
Lần thứ hai : Người đàn bà nghèo đòi một cái nhà rộng, một đòi hỏi hơi cao. "Biển xanh đã nổi sóng", nghĩa là lòng biển không yên, gợn chút băn khoăn về sự tăng tiến ham muốn của người vợ nhà chài, vốn là một "nông dân quèn".
Lần thứ ba : Mụ vợ muốn làm nhất phẩm phu nhân, một đòi hỏi đổi đời đột ngột, bất ngờ quá. Do đó, "Biển xanh nổi sóng dữ dội". Mặt biển như cau lại, những con sóng như muốn quát to lên để trách cứ, can ngăn lòng tham của người đàn bà độc ác. Đúng là như thế, hai lần trước trong cương vị người vợ ông lão đánh cá, mụ ta ao ước của cịi vật chất. Mụ ta nặng lời, mắng chồng là "đồ ngốc, đồ ngu", nghe đã khó lọt tai. Lần thứ ba này, mụ vừa đòi của cải, vừa đòi danh vọng với một thái độ hách dịch, mắng chồng là "đồ ngu, ngốc sao ngốc thế". Rồi mụ đuổi và bắt chồng xuống quét chuồng ngựa. Biển vốn vô tư, vậy mà thấy hết, nghe rõ hết, nên biển bắt đầu nổi sóng tức giận. Thái độ ấy của biển chính là thái độ của nhân dân, của tác giả câu chuyện không đồng tình với mụ vợ ông lão đánh cá. Nhưng ham muốn, lòng tham của mụ không dừng ở đấy.
Lần thứ tư, mụ "muốn làm nữ hoàng" để nắm giữ cả của cải, danh vọng và quyền lực. Lần này "Biển nổi sóng mù mịt", như báo hiệu bóng tối sắp trùm xuống, ác quỷ sắp hiện lên. Ác quỷ đó chẳng phải ai khác mà chính là người đàn bà có lòng tham không đáy. Khi được làm nữ hoàng rồi, mụ vợ đã "đuổi ông lão đi". Đấy là một hành động dã man của kẻ phản bội. Lúc này, mụ coi người chồng vốn là người thân, là ân nhân đem lại cho mụ bao nhiêu thứ quý báu, thành kẻ xa lạ, không còn chút quan hệ gì. Trong trái tim mụ, tính người, tình người dường như đã cạn kiệt.
Đến lần thứ năm, chao ôi, mụ nữ hoàng ấy lại đòi làm Long Vương để bước lên tới đỉnh cao, chiếm lấy quyền uy không có thật và... cực kì phi lí. Mụ muốn chiếm tất cả, muốn làm chúa tể muôn loài. Và... điều tất yếu đã xảy ra : "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm...". Cả thiên nhiên, vũ trụ đã nổi giận. Cuối cùng mụ vợ ông lão đánh cá bị trừng phạt : "lâu đài, cung điện biến... mất", trước túp lều nát ngày xưa, mụ vợ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Con số cuộc đời mụ trở về... không!
Có thể nói, miêu tả năm lần nổi sóng của biển xanh, tác giả truyện cổ tích này vừa gợi ta liên tưởng tới hình ảnh "dàn đồng ca" trong những vở bi kịch cổ, vừa bày tỏ thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Với ông lão đánh cá, biển rất cảm thông và thương mến. Với mụ vợ, biển phê phán, lên án và trừng phạt. Thái độ ấy của biển chính là thái độ, phản ứng của nhân dân đối với thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ. Như vậy, tìm hiểu, suy nghĩ về những đổi thay, tăng tiến của biển xanh, chúng ta không chỉ hiểu một phần ý nghĩa truyện mà còn thấy rõ đặc điểm của các nhân vật trong truyện.
2. Một người chồng hiền lành nhân hậu. Một mụ vợ tham lam, phản bội. Một con cá nhỏ xinh tốt bụng. Xuất hiện ngay ở đầu truyện, nhân vật ông lão đánh cá hiện lên là một người nghèo khổ, tốt bụng. Hai lần kéo lưới, ông chỉ thấy bùn và rong biển. Đến lần thứ ba, ông được một con cá vàng. Nếu là người khác, hẳn ông lão sẽ rất vui thích, bắt ngay cá cho vào giỏ. Nhưng điểu kì lạ đã xảy ra. Con cá tội nghiệp biết nói và kêu van : "Ông lão ơi ! Ông sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được". Nghe cá nói vậy, ông lão vui vẻ làm theo ngay. Vừa thả cá ông vừa nói : "Ngươi trở vể biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì". Rõ ràng, tuy cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn nhưng người đánh cá ấy có tấm lòng nhân hậu, thương con cá nhỏ bị sa lưới và không đòi trả ơn đối với người chịu ơn minh. Không chỉ tốt bụng, ông lão đánh cá còn là người hiền lành, hiền lành quá mức. Năm lần bị mụ vợ xử tệ, nặng lời, quát mắng, thậm chí đày đoạ, đánh đập, xua đuổi, ông lão vẫn chỉ nhẫn nhục chịu đựng. Cả năm lần, ông không phán ứng gì, chỉ "lủi thủi ra biển" thở than, kể lể. Biến vô tri, vô giác còn biết tức giận. Vậy mà ông lão vẫn không mảy may thay đổi thái độ. Kết thúc truyện, ông lão được thoát nạn, ông không mất gì cả mà chỉ vừa như trải qua một cơn ác mộng. Có lẽ từ đây trở đi, ông càng quý hơn cuộc sống lao động bình dị xưa.
a) Nhân vật thứ hai trong cổ tích này là "con cá vàng". Không phải ngẫu nhiên, tác giả đặt tên truyện là ông lão đánh cá và con cá vàng. Sau nhân vật ông lão, "con cá vàng" cũng là một "nhân vật" đáng yêu. Trước hết, cá vàng là người gặp may. Sa lưới, con cá nào mà chẳng bị tóm cổ ném vào giỏ rồi bị... bán, bị... ăn thịt. Vậy mà cá vàng lại được trả về biển khơi. Điều thú vị là... cá biết nói, biết giữ lời hứa và biết trả ơn người giúp đỡ mình. Nghe những câu cá vàng nói : "Ông lão ơi ! Đừng băn khoăn nữa ! Đìmg lo lắng quá ! Tôi sẽ giúp ông ! Tôi kêu trời phù hộ cho ông... Trời sẽ phù hộ cho ông", chắc ông lão đánh cá được an ủi phần nào. Đối với người đàn ông nghèo khổ, hiền lành, cá vàng biết cảm thông, chia sẻ, xót thương. Nhưng đối với người đàn bà tham lam, phản bội thì cá vàng tỏ thái độ dứt khoát. Bốn lần trước, cá vàng "chiều" theo yêu cầu của mụ ta. Không phải cá sợ mà là thử thách xem lòng tham của mụ tới đâu. Cuối cùng, cuộc thử đã hiệu nghiệm. Lòng tham của mụ quả là không đáy. Do đó, cá vàng đã cùng biển xanh tỏ rõ thái độ là đòi lại tất cả những gì mụ đã có. Hình tượng con cá vàng trong truyện cổ tích này tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân với những người nhăn hậu đã cứu giúp con người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Cá vàng cũng tượng trưng cho đạo lí khác của nhân dân, trừng phạt đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
b) Nhân vật thứ ba - kẻ tham lam bội bạc - đối lập với hai nhân vật trên là mụ vợ ông lão đánh cá. Đây không phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Những thói xấu của mụ biểu hiện trong cách đối xử với chồng, với cá vàng và biển xanh. Ở các phần trên, chúng ta đã thấy rõ mụ vợ ông đánh cá là kẻ tham lam và bội bạc như thế nào. Với mụ, khi lòng tham càng lớn thì tình vợ chồng càng nhỏ lại rồi tiêu biến mất, tình người cũng vậy. Lần thứ năm, mụ đòi làm Long Vương, nghĩa là làm vua dưới biển kia mà. Cuối cùng mụ đã bị trừng phạt, mất hết. Giữa hai tội - lòng tham và sự phản bội của mụ vợ ông lão đánh cá, có lẽ bội bạc là tội lớn hơn. Thực ra, giữa hai tội này có mối liên hệ chặt chẽ : Khi máu tham đã dâng cao thì thường biến trái tim người thành "tim đen", làm cho trí tuệ mịt mờ, không nhận biết lẽ phải trái, dễ dẫn con người tới sự phản bội và biết bao tội ác, tai hoạ khác. Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá với tính tình, hành động và số phận kết thúc như thế đã được kể thật rõ ràng, phù hợp sự vận động của các tình huống truyện.
Tóm lại, tác phẩm Ông lão đành cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của loại cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường và những hình ảnh thiên nhiên đầy gợi cảm. Trong đó, ấn tượng nhất là hình ảnh "biển xanh nổi sóng". Từ đó, tác phẩm ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu và nêu ra bài học cảnh tỉnh thiết thực cho những kẻ tham lam, bội bạc. Với chương trình Ngữ văn lớp 6, đây là tác phẩm khép lại chùm truyện cổ tích đặc sắc của Việt Nam và thế giới. Tìm hiểu, suy ngẫm về truyện này, chúng ta nhớ lại bốn truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần và một số cổ tích khác. Từ đó, chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu hơn về những đặc điểm, những giá trị lớn lao của cổ tích, đúng như ý kiến cửa nhà văn lớn nước Nga M. Goóc-ki : "Trong các truyện cổ tích, người ta bay lên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm, phục sinh những người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, trong một đêm thôi cũng xây dựng được những lâu đài, và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, trong đó có một lực lượng tự do nào đó không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn".

k nhé

24 tháng 4 2021

lấy 6h+4h=10h 

lấy 10/2=5

Tham khảo :

Trong kí ức tuổi thơ của chúng ta thì không bao giờ quên được bộ phim hoạt hình Doraemon, và nhân vật mà em rất yêu thích đó là chú mèo máy Doraemon.

Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do ở thế kỉ XXII, khi ngủ quên, cậu đã bị một con chuột gặm cụt mất đôi tai. Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ. Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, người làm cậu tốn công nhất là Nobita. Tuy tên của Doraemon không xuất phát từ bánh dorayaki nhưng loạt phim đã dựa trên sự giống nhau phát âm (dora-), thứ bánh này (các bản dịch tiếng Việt gọi là bánh rán) đã trở thành thức ăn mà Doraemon thích nhất. Bánh rán mà Doraemon thích là từ khi cô bạn gái Noramyako của cậu cho cậu ăn để an ủi, động viên, xua tan chuyện buồn điểm kém thời thế kỷ 22 Doraemon ra đời. Đây là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản. Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bứt rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối nhất là Nobita. Trong các tập phim tranh Doraemon, ban đầu cậu thường từ chối Nobita khi cậu mượn bảo bối. Nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Shizuka hay bị Jaian, Suneo tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho phim Doraemon trở nên hấp dẫn.Trong những cuộc phiêu lưu, Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỉ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu,dũng cảm,luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.

Dù đã bao nhiêu năm trôi qua thì em vẫn thích chú mèo máy Doraemon.

10 tháng 6 2021

#Tham_khảo!

 

Em đã xem rất nhiều phim hoạt hình của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với phim "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong phim thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.

Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng.

Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai.

Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đồ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.

 

Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài. Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem.

Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đồ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch.

Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bặm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng tử mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới trầy cả tay mà không được đi dự tiệc.

May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ - giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình - Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.