K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.

- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.

26 tháng 11 2023

Một số dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, ...

Mật độ dân số của Tây nguyên thấp hơn so với các vùng khác.

Sự phân bố dân cư ở đây ko đều: Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng, ở những huyện vùng cao thì có những nơi chỉ có 10 người sống trên 1km2.

16 tháng 12 2016

Sự phân bố không đều sự phân bố dân cưở châu phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên.

+ đa số dân số châu phi ở nông thôn

+các thành phố có từ một triệu dân trở lên thường tập trung ven biển

Oki nhoa bợn

11 tháng 1 2017

Dân số châu Phi phân bố rất chênh lệch
- Dưới 2 người/km2 : gồm hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-míp và hoang mạc Ca-la-ha-ri ; điều kiện sinh sống khó khăn, dân cư chỉ sống trong các ốc đảo, các đô thị rất ít, quy mô lại nhỏ.
- Từ 2 đến 20 người/km2: gồm miền núi Át-lát và đại bộ phận lãnh thổ vùng Trung và Đông Phi ; môi trường xa van, tập trung thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.
- Từ 21 đến 50 người/km2 : vùng ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni- giê, quanh hồ Vích-to-ri-a ; môi trường xích đạo ẩm, lượng mưa khá lớn, có nhiều thành phố trên 5 triệu dân.
- Trên 50 người/km2 : vùng ven sông Nin, đây là vùng châu thổ phì nhiêu.

26 tháng 2 2022

Dân cư thế giới phân bố không đều.Có vùng đất dân cư đông đúc,ngược lại có các dân cư thưa thớt

29 tháng 7 2016

Vùng KTTĐ là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT của cả nước. Gồm các đặc điểm sau :
– Phạm vị gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
– Có đầy đủ các thế mạnh (vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, lao động kỹ thuật), có nhiều tiềm năng hấp dẫn đầu tư.
– Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và hỗ trợ các vùng khác.

 

– Là địa bàn tập trung phần lớn các khu CN và các ngành CN chủ chốt của cả nước (dẫn chứng).

– Có khả năng thu hút các ngành mới về CN và DV từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
– Đóng góp lớn (chiếm 64,5%) vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.

- Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtray-li-a:

      + Gió Tín Phong: hướng đông nam

      + Gió mùa: hướng tây bắc, đông bắc

      + Gió Tây ôn đới: hướng Tây

- Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtray-li-a và nguyên nhân:

      + Ven biển phía đông : lượng mưa khá lớn (từ 1001-1500mm), Bri-xben có lượng mưa trung bình năm là 1150mm. Nguyên nhân chủ yếu là do có dòng biển nóng chảy ven bờ, kết hợp với gió tín phong thổi từ biển vào và gặp dãy đông Ô-xtray-li –a chắn gió.

      + Vùng trung tâm lục địa: lượng mưa rất ít (dưới 250mm), A-li-xơ Xprinh có lượng mưa trung bình năm là 274mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm sâu trong nội địa, lại có đường chí tuyến Nam đi qua nên quanh năm vùng trung tâm lục địa Ô-xtray-li-a nằm dưới áp cao cận chí tuyến, ven biển phía tây còn có dòng biển lạnh chảy qua.

      + Vùng ven biển phía Tây nam: có lượng mưa trung bình (từ 501-1000mm), Pơc có lượng mưa trung bình năm là 883mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm trong vùng hoạt động của gió Tây Ôn đới

- Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtray-li-a và nguyên nhân:

      + Hoang mac chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô-stray-li-a, bao gồm vùng bồn địa trung tâm và phần lớn cao nguyên Tây Ô-xtray-li –a .

 

      + Nguyên nhân: do ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến, kết hợp với dòng biển lạnh chảy ven bờ biển phía tây Ô-xtray-li-a.

26 tháng 2 2022

- Các khu vực tập trung đông dân:

   + Đồng bằng châu Á gió mùa: Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên), Đông Nam Ả, Nam Á (Ấn Độ, Băng-la-đet, Pa-kit-xtan)

   + Châu Âu (các nước Tây Âu, Nam Âu, Đông Âu trừ LB Nga).

   + Trung Mĩ và Ca-ri-bê.

- Các vùng thưa dân trên thế giới là:

   + Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương (vòng cực Bắc, đảo Grơn-Ien, các đảo và quần đảo phía bắc Ca-na-đa, phẩn bắc Xi-bê-ri, vùng Viễn Đông của LB Nga).

   + Những vùng hoang mạc ở châu Phi (Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri, Na-mip), châu Á (hoang mạc Gô-bi, hoang mạc Nê-phút và Rưp-en Kha-li trên bán đảo Ả-rập...) và ở châu Đại Dương.

   + Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-đôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao

26 tháng 2 2022

sách đâu

12 tháng 4 2021

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.[

câu 1:

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung hưng (1533–1789). Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại[1] tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn.

Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn. Đối với nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản loạn do họ đã đánh đổ thế lực của chúa Nguyễn. Chính vì thế, nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những di tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người mến mộ vẫn ghi nhớ các chiến tích và công lao của nhà Tây Sơn, nhiều nơi đã lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước.