K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016

- Thuộc địa của Anh: Bắc Mĩ, n Độ, Nam Phi,..

- Thuộc địa của Pháp: Đông Nam Á, Bắc Phi...

- Thuộc địa của Đức: Tây Âu

- Thuộc địa của M: Trung Nam Mĩ

7 tháng 10 2016

anh : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa ….,

pháp : khu vực châu Á và châu Phi

 

28 tháng 7 2019

- Thuộc địa của Anh là: Niu Di-lân, O-xtrat-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, xu-đăng, Nam Phi, Ca-na-đa,...

- Thuộc địa của Pháp là: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xoa...

15 tháng 6 2021

Câu 4. Ngày 4/7/1776 ghi vào lịch sử nước Mĩ như thế nào ?

A. Nhân dân Bắc Mĩ tuyên chiến với thực dân Anh

B. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách ra khỏi nước Anh

C. Là ngày khai sinh ra hợp chúng quốc Mĩ

D. Chiến thắng có tính chất quyết định của chiến tranh

1.Đặc điểm chung nổi bật của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?(25 Điểm)Tập trung phát triển kinh tế.Chú trọng việc phát triển ngân hàng.Luôn tập trung củng cố nền chính trị.Hình thành công ty độc quyền, xâm lược thuộc địa.2.Cách mạng Tân Hợi nổ ra đầu tiên ở(25 Điểm)Thượng HảiBắc KinhVũ XươngNam Kinh3.Biểu hiện nào sau đây cho thấy Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách...
Đọc tiếp

1.Đặc điểm chung nổi bật của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?

(25 Điểm)

Tập trung phát triển kinh tế.

Chú trọng việc phát triển ngân hàng.

Luôn tập trung củng cố nền chính trị.

Hình thành công ty độc quyền, xâm lược thuộc địa.

2.Cách mạng Tân Hợi nổ ra đầu tiên ở

(25 Điểm)

Thượng Hải

Bắc Kinh

Vũ Xương

Nam Kinh

3.Biểu hiện nào sau đây cho thấy Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

(25 Điểm)

Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Không lật đổ được triều đại phong kiến Mãn Thanh.

Không mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Lật đổ hoàn toàn ách thống trị của các Đế quốc.

4.Ý nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa cách mạng Tân Hợi?

(25 Điểm)

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Giải phóng Trung Quốc khỏi ách đô hộ của thực dân.

Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

5.Xipay là tên gọi của:

(25 Điểm)

tư sản Ấn Độ.

Binh lính Anh.

Binh lính người Ấn Độ trong quân đội Anh.

Quân đội Ấn Độ.

6.Cách mạng công nghiệp là gì?  

(25 Điểm)

Là quá trình chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc.

Là quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Là quá trình chuyển từ công nghiệp sang giao thông.

Là sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp.

7.Ý nghĩa quan trọng nhất của việc phát minh ra máy hơi nước là:

(25 Điểm)

nhà máy có thể đặt bất cứ nơi nào thuận tiện.

chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc.

hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.

nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị ra đời.

8.Ai là người phát minh máy hơi nước?

(25 Điểm)

Giêm Ha-g-ri-vơ

Ác-crai-tơ

Et-mơn Cac-rai

Giêm-Oát

9.Chính sách đối ngoại của Đức là gì?

(25 Điểm)

Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là ưu tiên hàng đầu.

Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Chạy đua vũ trang, đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

Can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng vũ lực và đồng đô la.

10.Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển là gì?

(25 Điểm)

Đất nước giàu tài nguyên.

Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Lợi dụng vốn vay của châu Âu.

Hoàn cảnh đất nước hòa bình.

0
10 tháng 12 2021

D

 

14 tháng 12 2021

A

14 tháng 12 2021

A

5 tháng 11 2021
1. Anh

a. Kinh tế

- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.

- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến với hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

- Đối ngoại: chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2. Pháp

a. Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới (sau Anh) xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: sau cách mạng năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba ở Pháp được thành lập.

- Đối ngoại: tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa

3. Đức

a. Kinh tế

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.

b. Chính trị - đối ngoại

- Chính trị: Đức theo thể chế liên bang. Ở Đức, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

- Đối ngoại:

+ Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, tích cực chạy đua vũ trang.

+ Giới cầm quyền Đức đòi chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ

a. Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

b. Chính trị - đối nội, đối ngoại

- Chính trị: đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Đối ngoại: tăng cường bành trướng lãnh thổ và thuộc địa ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.