K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2016

Thiên Trường – Wikipedia tiếng Việt

Tham khảo 

Thiên Trường là một phủ (lộ) dưới thời Trần-.

28 tháng 9 2016

Đền Trần hay Di tích nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Khu di tích rộng tới hàng chục héc ta với đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa tháp Phổ Minh.

Sử cũ còn lưu, vào năm 1239 nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông tới hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng nghỉ tại đó.

Hơn bảy trăm năm đã trôi qua, cung điện cũ không còn, nay có ngôi đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần cùng các đế hậu, đế phi được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Bên cạnh đền Thiên Trường là đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và gia quyến cùng các tướng tâm phúc của ông được dựng từ 


Cùng với việc đúc tượng 14 vị vua đời Trần, 14 đỉnh đồng thờ tại tôn miếu, tỉnh Nam Định còn quy hoạch xây dựng khu di tích thành một công trình văn hoá xứng với tầm vóc của một triều đại có công giữ gìn và hưng thịnh đất nước.

 

Hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Nghi lễ gồm các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa quả đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Những năm chẵn, hội mở to hơn.

Trước sân đền, phấp phới lá cờ đại – lá cờ hội truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ “Trần” bằng Hán tự do hai chữ “Đông” và “A” ghép lại, mãi mãi rạng rỡ tinh thần hào khí “Đông A”. Lễ hội được cử hành trang nghiêm, đám rước với cờ quạt, chiêng trống, kiệu lễ, kiệu bát cống, kéo dài hàng nửa cây số.

Hội có nhiều trò vui hấp dẫn như: chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, múa bài bông và hát văn – tương truyền có từ thời Trần truyền lại.

Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là “Thái Bình diên yến”. Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa “Bài bông”.

Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy. Người múa còn cầm chiếc quạt phụ hoạ cho động tác múa. Múa “Bài bông” chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Ngày nay, phường Phương Bông ngoại thành Nam Định vẫn duy trì đội múa có trình độ điêu luyện.

Cũng theo hồi cố của các bậc bô lão địa phương thì vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng Giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc

Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi thức này phản ánh một tập tục cổ: sau những ngày nghỉ tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới.

Những năm gần đây, lễ Khai ấn tại đền Trần vào đêm 14 rạng ngày rằm tháng Giêng âm lịch đã trở thành hoạt động văn hóa vượt ra khỏi phạm vi địa phương, thu hút sự quan tâm của đồng bào cả nước.

Lễ khai ấn trước hết là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một “thủ đô kháng chiến” để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường. Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng”.
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng kinh lý qua Ninh Bình có ghé thăm nơi đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Từ đấy, lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ. Còn trong dân gian truyền tụng, xin được dấu ấn sẽ may mắn cả năm và rạng rỡ đường công danh. Chính vì vậy những ngày này, khách hành hương kéo về đền Thiên Trường rất đông, có thời điểm đến 2 vạn người.

Đến Thiên Trường, đến với hội đền Trần không chỉ để chiêm bái vẻ đẹp mà còn thể hiện lòng thành kính biết ơn đất nước, cha ông.
__________________

23 tháng 2 2022

Tham khảo :
 Với những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã lập được và để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của nhà ông. Đáng tiếc ngôi đền đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1948, chỉ còn lại dấu vết nền móng xưa và hai cột đồng trụ ở hai bên. Từ năm 1990, phục hồi lại ngôi đền, kiến trúc gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung.

Khu chính thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão danh tướng đời Trần, bên tả thờ cha và bên hữu thờ mẹ. Chính điện gồm 5 gian tiền bái, ba gian hậu cung; Lăng thờ Đức tiên công; Khuê Văn Các hình bát giác. Khu trong là nơi thờ Tĩnh Tuệ công chúa và Lăng Vũ Hồng Lương được làm bằng đá xanh với kiến trúc nghệ thuật chạm khắc đá nổi tiếng thời Hậu Lê

Đền thờ chính được khắc 4 chữ Hán đại tự là “Đông A điện soái” tức là điện thờ tướng nhà Trần, bởi chữ “Đông” kết hợp với chữ “A” thành chữ Trần. Khu đền thờ có nhiều cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc u tịch khi vắng khách viếng thăm.

Kiến trúc đền, gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung. Xung quanh ngôi đền, là cụm di tích lịch sử văn hoá gồm nhiều đền chùa, miếu thờ các bậc tiền bối họ Phạm, đền thờ quận chúa Thuỷ Tiên – con gái duy nhất của ông và chùa thờ Phật.

Hội chính đền Ủng tổ chức từ 12-15 tháng Giêng âm lịch, kỷ niệm ngày ra quân của Phạm Ngũ Lão. Trước cách mạng Tháng Tám, triều đình đều cử các quan về tế lễ. Những năm gần đây UBND huyện Ân Thi tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

Khu vực ngoài đền, trước đây tổ chức vật cù. Tương truyền vật cù được Phạm Ngũ Lão dùng để quân sỹ rèn luyện sức khỏe và vui chơi. Cù hình tròn, làm bằng gỗ vuông sơn đỏ. Sân chơi là một bãi rộng chia làm 2 bên đông và tây, giữa sân kẻ một vạch ngang, chính giữa vạch đào một lỗ đặt quả dầu, hai đầu sân mỗi bên đào một lỗ. Mỗi đội có 8 quân và 1 tổng, đầu chít khăn, đóng khố. Mỗi đội đóng khố một màu khác nhau. Trước khi chơi, hai đội xếp thành hai hàng làm lễ trước cửa đền. Trọng tài cầm quả cầu đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào lỗ của đối phương, bên nào cho vào lỗ của bên kia là thắng cuộc.

Hằng ngày, mặc dù không phải là ngày lễ chính của đền Phù Ủng, nhưng ngôi đền vẫn được nhân dân khắp nơi tới chiêm bái tham quan và dâng hương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho gia đình được bình an khang thái. Ngoài việc tham quan đền chính thờ Phạm Ngũ Lão, nhân dân còn tham quan các đền thờ cha và thờ mẹ đều thuộc khu di tích đền Phù Ủng

23 tháng 2 2022

nếu sai thì mình chịu 

23 tháng 2 2022

gửi tiếp :D 
TK :
 Với những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã lập được và để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của nhà ông. Đáng tiếc ngôi đền đã bị thực dân Pháp phá hoại năm 1948, chỉ còn lại dấu vết nền móng xưa và hai cột đồng trụ ở hai bên. Từ năm 1990, phục hồi lại ngôi đền, kiến trúc gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung.

Khu chính thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão danh tướng đời Trần, bên tả thờ cha và bên hữu thờ mẹ. Chính điện gồm 5 gian tiền bái, ba gian hậu cung; Lăng thờ Đức tiên công; Khuê Văn Các hình bát giác. Khu trong là nơi thờ Tĩnh Tuệ công chúa và Lăng Vũ Hồng Lương được làm bằng đá xanh với kiến trúc nghệ thuật chạm khắc đá nổi tiếng thời Hậu Lê

Đền thờ chính được khắc 4 chữ Hán đại tự là “Đông A điện soái” tức là điện thờ tướng nhà Trần, bởi chữ “Đông” kết hợp với chữ “A” thành chữ Trần. Khu đền thờ có nhiều cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc u tịch khi vắng khách viếng thăm.

Kiến trúc đền, gồm năm gian tiền bái, ba gian hậu cung. Xung quanh ngôi đền, là cụm di tích lịch sử văn hoá gồm nhiều đền chùa, miếu thờ các bậc tiền bối họ Phạm, đền thờ quận chúa Thuỷ Tiên – con gái duy nhất của ông và chùa thờ Phật.

Hội chính đền Ủng tổ chức từ 12-15 tháng Giêng âm lịch, kỷ niệm ngày ra quân của Phạm Ngũ Lão. Trước cách mạng Tháng Tám, triều đình đều cử các quan về tế lễ. Những năm gần đây UBND huyện Ân Thi tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.

Khu vực ngoài đền, trước đây tổ chức vật cù. Tương truyền vật cù được Phạm Ngũ Lão dùng để quân sỹ rèn luyện sức khỏe và vui chơi. Cù hình tròn, làm bằng gỗ vuông sơn đỏ. Sân chơi là một bãi rộng chia làm 2 bên đông và tây, giữa sân kẻ một vạch ngang, chính giữa vạch đào một lỗ đặt quả dầu, hai đầu sân mỗi bên đào một lỗ. Mỗi đội có 8 quân và 1 tổng, đầu chít khăn, đóng khố. Mỗi đội đóng khố một màu khác nhau. Trước khi chơi, hai đội xếp thành hai hàng làm lễ trước cửa đền. Trọng tài cầm quả cầu đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành nhau cướp bỏ vào lỗ của đối phương, bên nào cho vào lỗ của bên kia là thắng cuộc.

Hằng ngày, mặc dù không phải là ngày lễ chính của đền Phù Ủng, nhưng ngôi đền vẫn được nhân dân khắp nơi tới chiêm bái tham quan và dâng hương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho gia đình được bình an khang thái. Ngoài việc tham quan đền chính thờ Phạm Ngũ Lão, nhân dân còn tham quan các đền thờ cha và thờ mẹ đều thuộc khu di tích đền Phù Ủng.

24 tháng 2 2022

dài zợ thôi cũng đc 

25 tháng 9 2023

tham khảo

* Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên.

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu cảnh quan thiên nhiên

+ Cảnh quan thiên nhiên muốn giới thiệu: Sa Pa (Lào Cai)

+ Hình thức thể hiện sản phẩm:

+ Thuyết trình về vẻ đẹp và đặc điểm thiên nhiên, con người ở Sa Pa

+ Kết hợp tranh, ảnh, video minh hoạ.

- Phân công nhiệm vụ:

+ Hai bạn Trang, Tâm: lên dàn ý cho bài thuyết trình và tổng hợp ý kiến đóng góp của các bạn khác để bài viết được sinh động.

+ Bạn Phương: tìm tranh, ảnh, bài viết quảng cao liên quan đến Sa Pa

+ Bạn An: tìm, chỉnh sửa video giới thiệu về thiên nhiên, con người ở Sa Pa.

* Viết bài thuyết minh cho sản phẩm, chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được giới thiệu để trình bày trong triển lãm.

Lời giải chi tiết:

“Chưa đi chưa biết Sa Pa

Đi rồi mới thấy mây ba bốn tầng

Nắng viền thác Bạc một vầng

Tình yêu xối xả trắng ngần bay bay…”

Sa Pa luôn được biết đến là một nơi du lịch không thể thiếu trong các hành trình trải nghiệm những địa điểm dừng chân, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên tươi mát, sương mù quanh năm. Sa Pa tọa lạc tại miền Tây Bắc của Việt Nam, nằm cách thành phố Lào Cai 38km về phía Tây Nam và cách Hà Nội 376km. Đây là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, với diện tích tự nhiên trải dài 68.329 ha trong đó chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh. Xung quanh giáp với các huyện quan trọng như phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng và phía tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu.Đến với Sa Pa không chỉ được chiêm ngưỡng, tận hưởng cảnh sắc núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, mà còn được tận mắt ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân chân chất làm việc trên ruộng bậc thang, khám phá những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc như Tày, H’Mong, Dzao đỏ…Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm những ẩm thực độc đáo, đặc trưng của vùng núi cao Sapa này như mận, đào Sa Pa, mắc cọp, măng chua Sapa.Khi ghé thăm Sa Pa, du khách có thể ghé thăm dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây thị trấn Sapa, nơi đây cũng bốn mùa sáng sớm sương giăng mịt mờ.Sa Pa một vùng đất xinh đẹp, không chỉ được hội tụ bởi cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, những con người chân chất, cần mẫn nơi đây.Nếu cái lạnh của Đà Lạt vẫn còn chưa đủ khiến bạn bối rối, loạn nhịp thì hãy đến với Sapa vào những ngày đầu chớm xuân, để có thể đắm mình, tận hưởng tiết trời băng giá đầy sương mù của vùng đất Tây Bắc này.

15 tháng 5 2022

Tham khảo

Bắc Ninh là vùng đất quôn hương em . Nó cổ kính, nổi tiếng với những làn điệu quan họ ngọt ngào, tha thiết; các di tích chùa, đình, miếu, mạo nhiều bậc nhất cả nước. Bên cạnh đó Bắc Ninh còn nổi tiếng với nhưng danh lam thắng cảnh đặc biệt là vịnh Hạ Long mà em rắt muốn giới thiệu đến mọi người . Hãy cùng theo chân em khám ph́ địa điểm du lịch này nhé 

Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tạo nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.

Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…

Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: Khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.

Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước. Nếu có thời gian mọi người cùng đến đây tham quan nhé