Hãy lập một sơ đồ học địa lí từ bài 1 đến bài 11.
Làm nhanh giúp mình nhé !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
STT | Kiểu văn bản | Các bài đọc hiểu |
1 | Thơ | Sóng |
Lời tiễn dặn | ||
Tôi yêu em | ||
Nỗi niềm tương tư | ||
2 | Thơ văn Nguyễn Du | Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp |
Trao duyên | ||
Đọc Tiểu Thanh kí | ||
Anh hùng tiếng đã gọi rằng | ||
3 | Truyện | Chí Phèo |
Chữ người tử tù | ||
Tấm lòng người mẹ | ||
4 | Văn bản thông tin | Phải coi luật pháp như khi trời để thở |
Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái | ||
Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ |
2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận
4) A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
BÀI 6
nfe= 0,1(mol)
Fe + 2HCl ➝ FeCl2 + H2
0,1➝ 0,2 ➝ 0,1 (mol)
a, VH2 = 0,1.22,4= 2,24(l)
b, CM HCl= \(\dfrac{0,2}{0,5}\)= 0,4M
BÀI 7
nAl = 0,1(mol)
nH2SO4= \(\dfrac{200.9,8\%}{100\%.98}\)= 0,2(mol)
2Al + 3H2SO4 ➝ Al2(SO4)3 + 3H2↑
0,07➝ 0,105 ➝ 0,035 (mol)
Vì hiệu suất = 70% => nAl phản ứng= \(\dfrac{70\%}{100\%}\).0,1=0,07(mol)
=> mAl2(SO4)3= 0,035.342= 11,97(g)
Mỗi chủ đề mình chỉ vẽ 1 sơ đồ tư duy thôi nha còn những bài còn lại bạn có thể tìm kiếm trên mạng để tham khảo thêm nha
Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?
Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!
Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.
Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.
Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!
Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.
Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.
Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.
Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.
Trong nền văn học Việt Nam thì tiếng cười dân gian rất phong phú mang đủ cung bậc khác nhau.Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, nhưng có tiếng cười trào lộng, châm biếm phê phán những thói hư, tật xấu hay đả kích những con người có tính xấu.Treo biển là một trong những truyện ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa thâm thuý dưới hình thức tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng như một bài học để răn dạy người đời của tác giả dân gian. Nội dung kể về một ông chủ cửa hàng bán cá treo tấm biển : Ở đây có bán cá tươi. Nội dung tấm biển được một số người qua đường góp ý theo cách “nghĩ gì nói nấy”, ông chủ nghe theo, cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng cất luôn cái biển.Đọc truyện, chúng ta thấy nực cười vì trên đời này không có ai góp ý kiểu như vậy và cũng chẳng có ai dễ dàng làm theo những lời góp ý vớ vẩn như thế. Điều thú vị là truyện lấy cái không thể xảy ra để nói đến hiện tượng có thực trong cuộc sống hằng ngày. Mượn chuyện ông chủ cửa hàng bán cá nghe ai góp ý cũng làm theo, truyện ngụ ý phê phán những người không có chứng kiến riêng của mình.Truyện ngắn gọn nhưng vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc, gần gũi nhưng hài hước. Truyện bắt đầu từ tấm biển ghi: "Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI".Nội dung tấm biển thông báo gồm: Ở ĐÂY nêu rõ địa chỉ bán hàng. CÓ BÁN thông báo hoạt động của cửa hàng (bán chứ không phải là mua cá). CÁ là loại mặt hàng mà cửa hàng bán. TƯƠI thông báo chất lượng của cá. Bốn yếu tố ấy là cần thiết cho nội dung của một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.Thông thường, một cửa hàng muốn buôn bán thứ gì đều phải quảng cáo để giới thiệu hàng hóa của mình với mọi người. Xét về mục đích thì nội dung của tấm biển trên là đầy đủ và hợp lí. Sẽ không có chuyện xảy ra nếu không có những lời góp ý vu vơ của một số người. Có bốn người góp ý về tấm biển.Người đầu tiên bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá TƯƠI?
Sự đối lập giữa tươi và ươn đã đánh vào lòng tự ái của ông chủ nên ông ta vội vàng bỏ chữ TƯƠI đi. Tấm biển còn dòng chữ: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ.Người thứ hai nhìn tấm biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là Ở ĐÂY?
Nghe thế, ông chủ lại xóa vội hai chữ ấy đi. Dòng chữ còn lại là CÓ BÁN CÁ.Vài hôm sau, người khách khác đến mua cá, cũng cười bảo:
- Ỏ đây chẳng bán cá thì bày cá ra khoe hay sao mà phải đề là CÓ BÁN?
Ngẫm thấy cũng có lý ông chủ xóa liền hai chữ CÓ BÁN. Cuối cùng tấm biển còn mỗi chữ CÁ. Chẳng những ông chủ cửa hàng mà đến chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng đến đây thì chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng người thứ tư lại bảo:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Vậy thì tấm biển treo lên là thừa, là vô ích, chủ nhà bèn cất luôn cái biển.Thoạt nghe, ta tưởng ý kiến của từng người là có lí nhưng nếu phân tích kĩ thì hóa ra không phải. Bởi vì người góp ý không hiểu được chức năng, ý nghĩa của yếu tố mà họ cho là thừa và mối quan hệ giữa nó với những yếu tố khác. Mỗi người đều dựa vào sự trực tiếp được nhìn, ngửi, xem xét mặt hàng thay cho thông báo gián tiếp là chức năng, đặc điểm của ngôn ngữ. Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến một hoặc hai từ mà họ cho là quan trọng mà không thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác trong câu.Đọc truyện ta thấy mỗi lần có người góp ý kiến là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ mà làm theo ngay. Truyện gây cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Chính vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì nên dẫn đến việc làm một cách máy móc.Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi ý kiến của từng người tưởng là có lí nhưng khi làm theo thì kết quả lại thành phi lí, tiếng cười chê vì trên đời không có ông chủ nào lại nghe góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thế.Treo biển là một truyện cười hài hước tạo tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến từ suy nghĩ đến hành động.Câu truyện rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ lưỡng. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích có chủ kiến và biết tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì phải trả lời câu hỏi: Mình làm việc này để làm gì? Làm như thế nào?Qua truyện này, chúng ta cũng rút ra bài học riêng về cách dùng từ phải có nghĩa chứa đựng các thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong truyền đạt thông tin.