Em hiểu viết " bằng lời văn của em " là như thế nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
Người hạnh phúc là người:-vui vẻ,hoặc có nỗi buồn nhung chế ngự được nó,hài lòng về chính mk, bn ạ!
Còn gia đình hạnh phúc là mọi người hòa thuận,vui vẻ,yêu thương nhau!
Bài làm:
Chị ngã -em nâng là câu tục ngữ quen thuộc với chúng ta với chủ đề giúp đỡ chị em trong gia đình,nhưng trong đó ẩn chứa long chắc ẩn,sự giúp cho người thân!(hình như Ly Dương cóp mạng?nếu ko thì tha lỗi hiểu nhầm cho mk nha!)
1 Người hạnh phúc là người thích những điều mình làm
2 GĐ hạnh phúc là GĐ hoà thuận, yêu thương lẫn nhau
3. Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười
hiii
Bạn tham khảo nha:
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Em tham khảo:
Trong văn bản " Cổng trường mở ra" của tác giả Lí Lan, em thấy vai trò của nhà trường rất quan trọng đối với mỗi con người. Chẳng ai sinh ra mà đã biết tính toán, biết mọi thứ, lối sống làm người. Nhà trường là nơi rất kì diệu. Mỗi người bước vào rồi lại bước ra từ cánh cổng sẽ mang trong mình bao tri thức, bao kỉ niệm và kể cả tình cảm thầy cô, bạn bè. Nhà trường không phải thứ gì ấy xa lạ mà là ngôi nhà thứ 2 thật ấm áp và có biết bao tình bạn, thầy thầy trò đep. Nhà trường không phải thế giới sẽ có những ông tiên, bà tiên cầm đũa thần mà đó là nơi giáo dục ta nên người. Gia đình giúp ta cảm nhận được tình cảm cha mẹ dành cho con cái, còn nhà trường mang đến sự thành công, giúp ta lưu giữ bao kỉ niệm đẹp. Qua đó, thể hiện tình cảm của nhà trường, thầy cô, bạn bè dành cho chúng ta.
bạn tham khảo bài làm của tui:
đã 7 năm bước qua cánh cổng trường em có rất nhiều ấn tượng về thế giới kì diệu đó.Thế giới đó thật sự bao là ,rộng lớn không đếm được bao dấu chân người đi qua ,bao nhiêu ước mơ thành sự thực.Ko bao giờ và mãi mãi không thể nào kể hết những sự kì diệu ,thiêng liêng của nó.Nào là những kiến thức giúp ta trở thành những ng có ích cho đất nước ,có địa vị,chỗ đứng .Thêm vào đó phải có tình thày trò là những tình cảm ko bao giờ phai .Quả thật tình thày trò thật đáng quý ,làm sáng ngời cả những thế hệ trẻ.Có kiến thức thôi chưa đủ phải biết ứng nhân xử thế biết phán xét những chuyện hệ trọng,luôn theo lẽ đúng và lên án những hành vi sai trái .Đồng thời ta còn đc tham gia các hoạt động thể dục thể thao để cải thện sức khỏe,những kĩ năng cần thiết cho bản thân.Qua đó ,cho ta biết khái niệm vui,buồn trong cuộc sống.Vui khi đc nhận những lời khen từ thày cô đã làm phát triển về tư duy ,suy nghĩ,hành động.Buồn khi phải chuyển cấp xa những ng mà ta coi là thân thiết nhất.Thế giới kì diệu thật tuyệt vời làm sao,mãi mãi trong đời ng ko ai có thể quên đc những điều lớn lao ấy !
đoạn văn mình tự nghĩ đấy ,tick cho mình nhé
Từ thời thơ bé, em đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, em đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Em cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời từ mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn “như núi Thái Sơn” nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng và không bao giờ vơi cạn “như nước trong nguồn chảy ra”.
Sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu, nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.
Công cha to lớn vô cùng. Cha mẹ là người đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn; may áo quần cho con mặc; nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa-mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: “Ba tháng biết lầy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.
Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, hùng vĩ trùng điệp được so sánh với công lao to lớn của cha. Nước từ nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn ví như dòng sữa ngọt ngào, như tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con yêu.
Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải biết chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là thể hiện lòng hiếu thảo, một nét đẹp truyền thống.
Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp khi con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, tục ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế, đạo lí dân tộc ta đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.
Câu ca dao trên đã nêu lên một bài học thấm thía cho mỗi người con trong gia đình Việt Nam ta. Nó còn gián tiếp chê trách phê phán kẻ bất hiếu. Nó đã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, trở thành tiêu chuẩn đạo đức con người.
Là kể theo ngôi thứ nhất trong văn miêu ta, tự sự, biểu cảm ,...
Nhưng khi tóm tắt là kể theo ngôi thứ ba.
cảm ơn bạn ! mk hỏi bạn câu này nhé ! nếu hãy tả 1 cậu chuyện bằng truyền thuyết mà em đã học bằng lời văn của em , thì mk sẽ cho mk là 1 trong số các nhân vật trong truyện hay là sao vậy ? Giups mk với , mk đang cần lắm