Có ý kiến cho rằng: Bố của En- ri -cô quá nghiêm khắc . Có lẽ ông không còn yêu thương En-ri-cô. Ý kiến của em thế nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)
Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm
- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết cho con khi con phạm lỗi
→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao
Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”
- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:
+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố
+ Bố không thể nén cơn tức giận đối với con
+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ
+ Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được
Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:
+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.
+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con
Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)
En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:
a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố
Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình
Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)
Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:
- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân
- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình
- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc
1. Vì nội dung bức thư nói về người mẹ của En-ri-cô.
2. Thái độ của người bố: khuyên răn, dạy bảo En-ri-cô một cách nghiêm khắc. Dựa vào lời nói của người bố trong bức thư. Lí do khiến ông có thái độ như vậy là vì En-ri-cô đã có hành vi vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm.
3. Hình ảnh, chi tiết: (câu này bn mở sách tìm nha, mk k còn giữ sách Ngữ văn 7^^)
Qua đó, ta thấy được rằng mẹ của En-ri-cô là người mẹ dịu dàng, tận tâm, thương yêu con hết mực...
4.Chọn d và e.
Lí do khác: vì En-ri-cô cảm nhận được tình yêu của bố mẹ dành cho mình và En-ri-cô cảm thấy có lỗi với mẹ.
5. Vì viết thư sẽ giúp người bố dễ dàng nói chuyện và dạy dỗ En-ri-cô nhiều hơn và giúp En-ri-cô dễ dàng cảm nhận và hiểu được lời dạy bảo của bố.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Đúng là văn bản này , người viết thư là bố nhưng mọi lời kể lại hướng về người mẹ . người bố không nói về mình , không nói nhiều về con trai mà chủ yếu nói về tình yêu thương và đức hi sinh vô bờ của người mẹ dành cho con. Vì thế , nếu đặt đầu đề là bố tôi thì sẽ không nêu được tinh thần của văn bản.Việc đặt tên Một lỗi lầm không thể tha thứ của tôi có phần hợp lí vì văn bản nói về chuyện cậu bé En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm . Nhưng nhan đề này cũng chỉ nói lên được một phần nội dung trong khi nội dung quan trọng nhất là nói về sự cao đẹp của người mẹ.Bởi vậy, nhan đề Mẹ tôi như SGK là hợp lí nhất
Xi-xin-li-a Ngày 12 tháng 8 năm 2016 (ngày mình viết bài) |
Bố kính mến! Con là En-ri-cô, con trai của bố đây, bố ạ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con. Thưa bố! Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ, và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật quá nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thứ vị làm sao! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm… Những trò ấy chúng con chơi không bao giờ chán. Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày… và cô giáo đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con! Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ ra vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ. Bố ơi! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là nguồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ. Vậy mà con đã…! Vâng! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy. Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thi sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sông của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích! Bố kính yêu! |
Sau khi lỡ lời với em, em sẽ ôm chầm lấy mẹ, xin lỗi mẹ và hứa từ nay sẽ thay đổi...
Em tham khảo nhé:
Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha
Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
==> Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.
Em tham khảo:
Nội dung đoạn 1: Tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người và cả nhân loại. Nhan đề: Việc học của chúng ta
Nội dung đoạn 2: Sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Nhan đề: Tình thương của mẹ
Ý kiến của em là:
Ý kiến đó đã sai rồi. Bố của En-ri-cô rất yêu thương En-ri-cô và là một người rất tuyệt vời. Bố đã viết bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con thay vì đánh và mắng En-ri-cô, điều này cho thấy bố En-ri-cô rất nghiêm túc nhưng ông ấy vẫn rất thương yêu En-ri-cô.
thanks bn